Trần Quang Cơ dự Hội nghị Quốc tế về Campuchia tại Paris năm 1991
Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.
Tuy vậy, dân chúng biết đến ông không phải từ những chức vụ và địa vị cao sang trên mà chính là tấm lòng tử tế mà ông sở hữu. Ông từ chối mọi chức quyền mà Đảng ban phát. Ông tìm tòi, tư duy độc lập, và dám nêu lên những chứng kiến riêng. Ông dũng cảm phát hành cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” để nói lên sự thực của những nhà lãnh đạo Hà Nội đã dẫn dắt đất nước vào một “Thời kỳ Bắc thuộc mới”.
Nguyễn Văn Linh lên Tổng Bí thư ĐCSVN vào tháng cuối năm 1986. Ông là một tay cáo già làm chính trị, một bậc thầy của trò treo đầu dê bán thịt chó. Một mặt, ông nhân danh, hô hào đổi mới. Mặt khác ông âm thầm, ngấm ngầm thủ tiêu mọi mầm mống của đổi mới. Hàng loạt những nhân vật tiến bộ đòi đổi mới triệt để hoặc chết, hoặc bị thương dưới lưỡi hái tử thần của ông như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt v.v. Đến mức, Hoàng Hữu Nhân, nguyên bí thư Thành ủy Hải Phòng, có tư tưởng đổi mới táo bạo đã bị ông Linh o ép đến mức phải nhảy lầu tự tử*. Hay người con trai ruột của Nguyễn Văn Linh đã dùng chính khẩu súng của bố, rồi nằm vào đúng vị mà ông Linh thường nằm rồi tự sát**.
Đến Đại hội VII, Đỗ Mười lên Tổng Bí thư, đã cơ cấu Trần Quang Cơ vào vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Tuy vậy, ông Cơ vừa là người cấp phó cho Nguyễn Cơ Thạch nhiều năm, lại vừa là cùng quê Nam Định, đã nhãn tiền bài học của hai người bạn đồng hương Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch nên từ chối mọi chức quyền mà Đảng đang trải thảm đỏ mời ông.
Khoảng đầu năm 2001, Trần Quang Cơ phát hành trên mạng cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” vạch trần bộ mặt thật của nhóm hai người: Nguyễn Văn Linh – Lê Đức Anh. Đặc biệt dưới bàn tay thao túng của Nguyễn Văn Linh đã phản bội lại con đường “Đổi Mới”, hy sinh mọi quyền lợi của dân tộc Việt Nam để ngả theo những yêu sách của Trung Quốc được dấu bằng sự kiện “Gặp gỡ ở Thành Đô”, “Giải pháp Đỏ”, mà Nguyễn Cơ Thạch và Trần Quang Cơ cảnh báo: “Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.”
Trước năm 1975, Nguyễn Văn Linh và cả Lê Đức Anh nữa hoạt động ở miền Tây Nam bộ, đâu hay biết những gì mà miền Bắc đã phải ngậm đắng nuốt cay dưới chiêu bài viện trợ của Trung Quốc. Bao nhiêu những sự cố đã xảy ra tại những nơi mà Trung Quốc “giúp đỡ xây dựng” như ở khu Gang thép Thái Nguyên, Học viện Thủy lợi Hà Nội, Nhiệt điện Ninh Bình, gốm Hải Dương, cầu Thăng Long.v.v. Đó là chưa kể đến những ép buộc, lấn lướt chính trị. Một mặt Trung Quốc bắt tay với Mỹ. Mặt kia viên trợ cho Việt Nam đánh Mỹ để thực hiện chính sách “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.”
Lê Duẩn không thể chịu đựng nổi nữa. Ông vùng lên xóa bỏ xiềng xích Trung Hoa. Ông phá cũi sổ lồng, tự giải phóng mình, giải phóng Đảng, giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ý thức hệ của Mao, thoát ra ngoài quỹ đạo chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, một cuộc thoát Trung đầy thương đau, nhưng ngoạn mục. Mọi văn bản liên quan đến Trung Quốc thời kì này đều có nội dung “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và lâu dài”, dân gian Việt Nam hiểu đó là kẻ thù truyền kiếp.
Lê Duân qua đời tháng 7 năm 1986, mồ ông chưa kịp xanh cỏ. Những cuộc giao tranh vẫn còn khốc liệt đẫm máu ở Vị Xuyên. Tháng 6 năm 1988, hải chiến tang thương trên đảo Gạc Ma. Hai ông Nguyễn Văn Linh – Lê Đức Anh cố tình lờ đi, thậm chí còn ra lệnh cho lính hải quân Việt Nam không được nổ súng, rồi lén lút, thậm thụt dùng Hoàng Nhật Tân, con trai Hoàng Văn Hoan móc nối bang giao, đưa Việt Nam vào cái thòng lọng treo cổ mà Lê Duẩn vừa tháo gỡ.
Giờ đây, xã hội Việt Nam bị trói buộc. Người Việt Nam nghị kị, hận thù lẫn nhau bởi những sản phẩm Made in China: “Thế lực thù địch”, “Diễn biến hòa bình”, “Tự diễn biến..” đã nhập khẩu vào Việt Nam vào thời kỳ Linh – Anh
Tất cả những nghì ông Cơ cảnh báo trong “Hồi ức và Suy nghĩ” đã xảy ra. Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu. Tuy vậy, cho đến nay người ta vẫn hỏi tại sao những người như Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Trần Độ, Võ Văn Kiệt v.v. lại ngoan ngoãn chịu đòn để Nguyễn Văn Linh từ trong R ra tác oai tác quái.
Dù sao người ta vẫn nghi nhận Trần Quang Cơ là một người tử tế, một nhà ngoại giao tầm cỡ. Có lẽ trong chiều dài lịch sủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là người dám từ chối chức Ủy viên Trung ương, từ chối hàm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Điều này đồng nghĩa với việc từ chối chức Ủy viên Bộ Chính trị bởi không sớm thì muộn, Bộ trưởng Ngoại giao phải là Ủy viên Bộ Chính trị.
Trong xã hội đầy rẫy cảnh mua quan bán chức, nhố nhăng, xôi thịt, hám lợi, đam mê quyền hành, thính bằng cấp, chuộng chức danh thì một người từ bỏ mọi chức quyền bổng lộc hẳn là một tấm gương đáng được ghi vào sử sách.
Vĩnh biệt Ông người con của đất Sơn Nam Hạ nơi đây đã sinh ra những tấm lòng tử tế Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Nguyễn Văn An… dám từ bỏ danh vọng để nói lên sự thực.
29 tháng 6 năm 2015
@ Trần Hồng Tâm
@ Đàn Chim Việt
Chú thích:
* Bên Thắng Cuộc, Huy Đức, tập II Quyền Bính, trang 258.
** Những Ngả Rẽ; Dương Văn Ba, Chương 20,
0 comments:
Post a Comment