Tuesday, July 28, 2015

Tuấn Khanh - Cứu chuộc phẩm giá


Cứ mỗi buổi chiều, người bán bánh mì lại dạo xe quanh nhà tôi. Tiếng rao được thu sẳn vào máy, lặp đi lặp lại một điệp khúc đơn điệu “bánh mì đặc ruột đây”. Thoạt đầu tiếng rao cũng bình thường, nhưng càng nghe càng thấy lạ. Vì sao lại bánh mì đặc ruột? Chuyện một ổ bánh mì hiển nhiên không được rỗng ruột nay bỗng lại trở thành ngôn ngữ tiếp thị chính yếu, cứ nhấn vào tai người nghe.

Nói chuyện với người bán, mới biết rằng nhiều năm nay, bánh mì bị làm hỏng đi rất nhiều. Bột đã kém, ruột cũng bị rút đi, mới có tên gọi là “bánh mì giấy” - loại bánh mì vừa chạm vào là vỏ bánh rơi lả tả, da mỏng và không có chút ruột nào. Bánh mì Sài Gòn từng nổi tiếng với nhiều kiểu, nhiều lò và quen thuộc với mọi con người từ bình dân đến sang trọng đã trãi qua một giai đoạn, mà khốn khó đã bào mòn sự tao nhã và độc đáo của nó. Từ khoảng 2 năm nay, “bánh mì đặc ruột” - như lời rao của những người bán - đã quay trở lại, như một cách âm thầm dựng lại truyền thống đẹp nhất của mình, sự kiêu hãnh của người làm ra miếng bánh. Và quan trọng hơn, như một cách để cứu chuộc lại phẩm giá của đô thị đã bị nát nhàu bởi thời cuộc.

Cầm miếng bánh mì nóng và đẹp trên tay, tôi cứ nghĩ về những người làm nghề chân chính. Họ đã sống suốt một thời gian dài, chấp nhận làm ra những miếng bánh tệ hơn ước muốn của mình, chấp nhận sinh tồn cùng với gian dối trong một bối cảnh mà họ có cưỡng lại cũng không được. Và giờ đây, khi có điều kiện, những miếng bánh đúng và lương thiện đã tìm cách quay lại, tìm về phẩm giá đúng của người. Sự lương thiện được rao lên trong kiêu hãnh.

Con người Việt Nam cũng như những miếng bánh mì lương thiện đó, họ cũng phải chịu đựng nhiều sự thách thức để tồn tại với phẩm giá của mình – như người thợ làm bánh mì Sài Gòn, đau đáu luôn tìm một cơ hội để sống đúng với mình, tìm cách cứu chuộc lại phẩm giá của mình giữa cuộc sống xã hội chủ nghĩa hôm nay đang tràn ngập những điều buộc phải không thật.

Phẩm giá như một lựa chọn mang tính định mệnh. Nó nằm sâu thẳm trong con người, có thể im lặng cam chịu các vết thương chí mạng, nhưng lại sẳn sàng bùng lên và trỗi dậy sáng lòa từ một điều tổn thương nhỏ nhoi cuối cùng nào đó. Tương tự người nông dân mòn mỏi và chịu đựng với cuộc đời bị bóc lột khốn khó của mình, nhưng rồi bất ngờ đứng lên như một người khổng lồ chân đất. Giống như câu chuyện về người đàn bà gầy yếu ở tỉnh Hải Dương quyết đòi đối thoại công bằng về thửa ruộng con của mình bị những tên nhà giàu tư bản đỏ cưỡng đoạt. Bà đã sẳn sàng đứng trước máy xe xúc của chủ thầu đến đổ máu. Phẩm giá của một người nông dân ít chữ đôi khi có thể rực rỡ hơn cả phẩm giá của một kẻ đầy túi tiền và quyền lực lúc này. Mọi thứ có thể được chứng minh trong tích tắc nhìn thấy của định mệnh. Lịch sử Việt Nam hôm qua và hôm nay đã ghi lại không ít những câu chuyện như vậy.

Trên các trang mạng, có rất nhiều những bức ảnh về những cụ già vô danh, những người đàn bà vô danh, những đứa trẻ vô danh... đang đứng với tấm bảng đòi sự minh bạch, đòi giá trị của công lý, đòi sự thật. Những gia đình đang kêu cứu cho con em mình đang bị xét xử oan, về quê nhà bị cưỡng chiếm, những lời kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng mạng để mọi thứ được hành xử đúng với luật pháp... Nhìn họ thật yếu đuối và bất lực. Thế nhưng phẩm giá Việt Nam không cho phép họ chấp nhận số phận, không có phép họ thua cuộc trong một đời sống mà họ còn tin vào lẽ phải. Phẩm giá bị vùi vập và cô đơn im lặng đó vĩ đại đó sẽ cứu chuộc nguyên khí của dân tộc này, vượt qua những bài diễn màu mè và dối trá của những nhà lãnh đạo mà ta bị buộc phải nhìn thấy mỗi ngày.

Cũng như những ngư dân Việt trên biển, đối diện bên ngoài khơi đầy những những ngư hạm vũ trang của Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá, những con người miền Trung chỉ có lưới và buồm vẫn ngày ngày dong thuyền ra biển. Ngay cả giai đoạn Trung Quốc ra lệnh vô lý cấm đánh cá trên biển Đông, họ vẫn yên lặng giã từ gia đình và ra khơi, không nghĩ ngợi đến bất kỳ một kết cục buồn nào. Bị bắt, bị cướp, bị giết... những ngư dân Việt vô danh đó rồi vẫn lại vay mượn, dành dụm đóng tàu và khởi hành. Dù không tuyên bố, những gương mặt chai sạm đó mang nặng trên vai phẩm giá của tổ quốc, cao quý hơn bất kỳ lời tuyên bố dũng mãnh nào về tình hữu nghị cộng sản trong phòng lạnh và trước ống kính mị dân. Những ổ bánh mì rỗng ruột, rụng rơi, vô giá trị.

Khác với ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch QH – Thượng Tướng, vẫn hùng hồn kêu gọi người Việt hãy nhẫn nhịn và giao “trách nhiệm đòi Hoàng Sa và Trường Sa cho thế hệ con cháu mai sau”, những ngư dân ít chữ và không chức phận ấy vẫn im lặng ra khơi, như một lời thề xác định phẩm giá của tổ quốc ngay tại làn nước xanh dưới con tàu của mình, bất chấp mọi đe dọa. Thật khác với ông Thượng Tướng đầy nhiệt huyết trong việc chối bỏ trách nhiệm trong cuộc tiếp xúc với đại biểu Đà Nẳng ngày 29/6/2015, những người đi biển quyết không giao phần xương máu và khó khăn đó cho con cháu mình, mà tự gánh lấy. Họ lại ra đi giữa mịt mù những đe dọa và hiểm nghèo. Chỉ có đủ phẩm giá, người ta mới có thể sống cho hiện tại và tương lai như vậy. Những ngư dân ấy, thậm chí đã cứu chuộc linh hồn cho cả những quan chức luôn hô to nhưng không bao giờ dám đặt bàn chân vào mép biển.

Khi bạn đọc những dòng này, vẫn có những ngư dân đang ra khơi, bất chấp mới đây, ngày 16/7, tàu Trung Quốc lại hung dữ tấn công tàu cá Việt Nam ở Quảng Ngãi. May mắn làm sao, người Việt vẫn còn có những con người vô danh giữ gìn phẩm giá của tổ quốc, không cần gọi tên hay chia phần lợi lộc. Những ngư dân ấy không quan tâm chuyện bộ trưởng quốc phòng sống hay chết, tổng bí thư đang chọn con đường nào. Họ không chọn đứng trong một cuộc cờ. Họ chọn ra khơi.

Tôi ăn miếng bánh mì đặc ruột Sài Gòn, và ca ngợi phẩm giá của những con người vô danh ấy.

Tuấn Khanh

(Blog RFA)

Sự kiện Phùng Quang Thanh bây giờ lại biến thành công cụ để thỏa mãn tính vặt vãnh, trẻ con

Sự kiện PQT thay vì đơn thuần chỉ là thông tin đa chiều bây giờ lại biến thành công cụ đôi khi chỉ để thỏa mãn tính vặt vãnh, trẻ con cho việc hả hê chứng minh mình ĐÚNG

1. PQT bây giờ thật hay giả: Theo tôi là thật, dù công nghệ hóa trang hiện đại tới đâu cũng chỉ đánh lừa tốt qua ảnh tỉnh chứ rất khó đánh lừa luôn cả biểu cảm khi chuyển động hay cả tiết dầu trên da mặt (phim ảnh được xử lý kỹ xảo trên máy tính trước nên chân thực hơn) nhưng quan trong nhất cho kết luận của tôi là dựa vào TÂM LÝ HÀNH VI nhân vật (Ông Sang chủ động bắt bằng 2 tay với 1 tay đưa chạm cùi chỏ PQT). Nếu là người giả, ông Sang ko có lý do nào chủ động bắt tay 1 kẻ tào lao đóng thế ko cùng đẳng cấp với mình (thậm chí sẽ có thái độ khinh thường ra mặt), 1 tay chạm vào cùi chỏ là hành vi mang tính an ủi

2. PQT về sân bay hôm 25/07: Đây là màn kịch vụng về (đọc qua status tay phóng viên tuổi trẻ biết ngay ba xạo) tôi ko muốn mất thời gian để phân tích ngôn ngữ hành vi tay phóng viên ba xu này. Nhưng tại sao chỉ có duy nhất phóng viên tuổi trẻ?.

Đối với màn kịch hệ trọng thì việc quá nhiều người tham gia càng dễ bị lộ nên rõ ràng báo tuổi trẻ là báo duy nhất hợp tác để đánh lừa dư luận. Dễ hiểu khi báo tuổi trẻ được đền đáp (ưu tiên đưa tin) trong tối 27/07

3. PQT có bị áp sát hay bị phẩu thuật phổi không?: Rất ít khả năng xảy ra. Một người nứt (chưa đến mức gãy) xương chân mất đến 3 tuần để bó bột thì 1 ca phẩu thuật phổi (phải mở ngực, cắt xương sường với thể trạng thừa mỡ như PQT) không thể phục hồi nhanh như vậy. Không tin tham vấn bác sĩ phẩu thuật xem

Quan trọng từ 3 dữ kiện trên nó sẽ phát sinh vô vàn câu hỏi hóc búa khác....

1. Tại sao PQT mất tích đột ngột trong chuyên đi công du
2. Tại sao lại em nhẹm PQT đến giờ mới công bố
3. PQT có phải lá bài dùng để triệt hạ uy tín của lề trái không?
4. Hi vọng gì ở Nguyễn Tấn Dũng?
5. Điều gì đang diễn ra ở thượng tầng?
6. Các bên sử dụng truyền thông để triệt hạ tiêu diệt nhau thế nào?
7. Phân tích tâm lý hành vi Thùy Trang Nguyễn để phát họa chân dung nhân vật này

Rãnh phân tích tiếp, nó còn phức tạp, ly kỳ hơn nhiều lần 3 cái trên

Hoang Tung
Theo FB Hoang Tung

Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đón tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington ngày 2/10/2014

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại Việt Nam từ 6 đến 8/8.

Thông báo của Mỹ cho biết ông sẽ hội đàm với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh để trao đổi về các vấn đề song phương và khu vực.

Nhà ngoại giao Mỹ cũng sẽ tham dự một sự kiện kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.

Đầu tháng Bảy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lần đầu tiên tới Nhà Trắng.

Ông Trọng gặp Tổng thống Barack Obama và hai bên khẳng định sẽ tăng cường quan hệ hai nước.

Mới đây, trong bài viết nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, ông Phạm Bình Minh nói hai nước đã ”từng bước vượt qua nghi kỵ, bất đồng”.

Ngoại trưởng Việt Nam nói “Việt Nam và Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi trên tinh thần tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đối thoại thay cho đối đầu”.

(BBC)

Tướng Thanh bị quản thúc?

Tướng Thanh 'ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng'

 
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Chương trình "Khát vọng đoàn tụ" tối 27/7

Trợ lý của Đại tướng Phùng Quang Thanh nói hôm 27/7 ông sẽ "ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng chứ không về nhà riêng".

Lý do được Thiếu tướng Ngô Quang Liên giải thích là để "hạn chế tiếp khách nhiều".

Ông Liên cũng được dẫn lời nói "sau khi trở về từ Pháp, Đại tướng Phùng Quang Thanh khỏe mạnh, mọi sinh hoạt và làm việc điều diễn ra bình thường".

Tuy nhiên, ông Thanh chỉ có thể làm việc “có mức độ” và chưa thể tham gia các hoạt động, sự kiện.

Thiếu tướng Liên nói: "Do bị bệnh phổi và mới trải qua cuộc phẫu thuật, theo khuyến cáo của các bác sĩ bên Pháp, Đại tướng Phùng Quang Thanh đang phải kiêng, hạn chế tất cả các cuộc tiếp xúc và gặp gỡ nơi đông người."

Ông Phùng Quang Thanh đã không tham dự lễ đặt vòng hoa và viếng lăng Hồ Chủ tịch vào sáng thứ Hai 27/7 như dự định.

Thế nhưng ông đã có mặt tại sự kiện nhân Ngày Thương binh Liệt sỹ Việt Nam - Chương trình giao lưu nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ”, được truyền hình trực tiếp tối 27/7.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam được giới thiệu tên, và ngồi cạnh các nhân vật lãnh đạo khác tại chương trình giao lưu nghệ thuật ở Bộ Quốc phòng.

Các bức ảnh cũng như sự xuất hiện của ông Phùng Quang Thanh trên truyền hình đã xua tan đồn đại rằng ông đã qua đời tại Pháp.

Trên ảnh và truyền hình, ông Thanh khá tươi cười khi tiếp xúc với các quan chức và người tham dự, tuy cũng có lúc tỏ ra mệt mỏi.

Trước đó một tuần, hãng thông tấn Deutsche Presse-Agentur (DPA) đưa tin Bộ trưởng Phùng Quang Thanh qua đời hôm 19/7 tại một bệnh viện tại Paris.

Hãng này sau đó đã thừa nhận thông tin "sai lầm" và gửi thư riêng xin lỗi Bộ trưởng Thanh.

Hôm 25/7 DPA cũng gửi thông báo bằng tiếng Đức tới khách hàng để xin lỗi.

Thông báo có đoạn: "Dựa vào một nguồn tương đối tin cậy, DPA ngày 19/7 đã đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh qua đời vì ung thư tại một bệnh viện ở Paris. Thông tin này sau đó được chứng minh là sai sự thật. Chúng tôi muốn xin lỗi các quý vị vì sai sót này."

(BBC)

Obama cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi với Trung Quốc

Ảnh minh họa. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). (Nguồn: YouTube)

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Kenya và Ethiopia vào hôm 24/7, trong bối cảnh Mỹ đang phải cạnh tranh với Trung Quốc để giành sự ủng hộ ngoại giao của các quốc gia châu Phi.

Ảnh minh họa. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). (Nguồn: YouTube)

 Theo BBC, đây là lần đầu tiên ông Obama trở về quê hương của cha mình: Kenya, với tư cách là Tổng thống Mỹ. 9 năm trước, khi còn là thượng nghị sĩ, ông Obama đã về thăm làng Kogelo, nơi cha ông, ông Barack Obama Sr, chào đời. Tuy nhiên, lần này Tổng thống Mỹ không tới thăm ngôi làng hẻo lánh đó mà ông chủ yếu phát biểu tại thủ đô Nairobi. Trọng tâm của các bài phát biểu của ông là về an ninh, chống khủng bố, nhân quyền, đầu tư và thương mại.

Đây là lần thứ 4 ông Obama tới thăm châu Phi kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2008. Rất nhiều người tại châu lục này kỳ vọng vị Tổng thống gốc Phi này sẽ đầu tư nhiều hơn vào đây.

Tuy nhiên, chính quyền Obama dường như đã thất bại trong việc gia tăng ảnh hưởng kinh tế tại đây khi ông Obama, giống như người tiền nhiệm Bush, chỉ xem đây là một khu vực cần giải quyết vấn đề khủng bố và an ninh.

Ông Charles Kenny, một quan chức cấp cao tại Trung tâm Phát triển toàn cầu cho biết, giá trị hàng nhập khẩu của châu Phi tương đương 194 tỷ USD trong năm 2013, trong đó Mỹ cung cấp 8,7 tỷ USD, bằng 1/3 giá trị hàng hóa đến từ Trung Quốc.

Năm 2013, ông Obama tới thăm 3 nước ở châu Phi, và hứa sẽ đầu tư hàng tỷ đô-la Mỹ nhằm thúc đẩy sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ đối với châu Phi vào năm 2014.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại không tiếc đổ tiền vào những quốc gia đang khát vốn và thiếu thốn cơ sở vật chất ở châu lục này. Từ năm 2009 đến 2012, cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tới Châu Phi 5 lần, thăm tổng cộng 18 quốc gia. Người kế nhiệm là ông Tập Cận Bình tiếp tục gia tăng ảnh hưởng lên châu lục này bằng cách tới thăm châu Phi ngay trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình với tư cách là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Ông Tập tuyên bố cho các quốc gia châu Phi vay 20 tỷ USD trong vòng ba năm, ký thỏa thuận xây cảng ở Kenya, Tanzania, và Cộng hòa Congo. Năm 2014, Trung Quốc lại thông báo sẽ cho khu vực này vay thêm 10 tỷ USD.

Giá trị mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và châu Phi trong năm ngoái ước tính khoảng 198 tỷ USD, trong khi của Mỹ chỉ là 100 tỷ USD, theo phân tích từ trang truth-out.org.

Trong khi rõ ràng là hiện tại Mỹ không thể cạnh tranh với Trung Quốc về sự hiện diện trong lĩnh vực kinh tế thương mại, thì ông Obama tìm kiếm các “giá trị khác” của Mỹ tại châu lục này. Trả lời trong buổi phỏng vấn với phóng viên BBC hôm 24/7, Tổng thống Mỹ công nhận rằng Trung Quốc đã bơm rất nhiều tiền vào châu Phi, cơ bản là để đổi lấy nguyên liệu thô khai thác từ khu vực này. Ông Obama nói rằng, “Điều chắc chắn đúng là Mỹ phải đảm bảo sự hiện diện ở đây để thúc đẩy các giá trị mà chúng tôi coi trọng”.

Hôm nay, Tổng thống Obama sẽ bắt đầu cuộc nói chuyện với Thủ tướng Ethiopia, ông Hailemariam Desalegn, về các chủ đề nhân quyền, an ninh khu vực và nội chiến ở khu vực Nam Sudan.

Ông Obama cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Ethiopia khi còn tại nhiệm và là Tổng thống Mỹ đầu tiên phát biểu trước Liên minh Châu Phi vào ngày mai (28/7) tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.

Minh Trí tổng hợp

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Monday, July 27, 2015

“Phụ nữ không có tài, chính là đức”

(Ảnh: internet)
                                                                         (Ảnh: internet)

Một giảng viên đại học giải thích câu “Phụ nữ không có tài, chính là đức” cho thấy những lý giải của người thời nay là hổ thẹn với tổ tông.

 Câu “Nữ tử vô tài tiện thị đức” (Phụ nữ không có tài, chính là đức) này luôn khiến cho những nhà vận động nữ quyền căm ghét đến cực độ, họ cho rằng câu nói này là của cánh mày râu dùng để hạ thấp phái nữ! Thế nhưng sự thật không những không phải như vậy, mà còn hoàn toàn ngược lại! Số lượng phụ nữ hiểu lầm về câu nói này là rất lớn! Vậy tại sao lại nói như thế!

Khi tôi dạy một lớp học, có một nữ học sinh đưa hai tay khoanh trước ngực hỏi tôi: “Thưa thầy giáo, tại sao thầy hay tán dương những câu cổ ngữ như vậy, em xin hỏi thầy, cổ nhân nói: “Phụ nữ không có tài, chính là đức”, xin thầy giải thích giúp em xem, tại sao người xưa lại phân biệt đối xử với phận nữ nhi chúng em như thế? Làm sao có thể coi họ là thánh hiền được?”

Tôi nói: “Câu hỏi của em rất hay, mọi người đều có hiểu lầm như vậy, có điều trước khi giải thích, thầy muốn trước hết hỏi em, vế trên của câu nói này là gì?”

Em học sinh nghe tôi hỏi ngây ra một lát, sau đó mới nói: “Ủa, có sao? Có vế trên nữa sao ạ?” Những học sinh ngồi bên dưới lặng im như tờ, có một học sinh tiếp lời: “Vế trên là: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã” “(Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng) !

Tôi nói: “Đây cũng là một vấn đề mà mọi người đều hiểu lầm đấy, thầy sẽ sử dụng một cách hiểu khác để giải thích lại, tuy nhiên câu vừa rồi không phải là vế trên của câu: “Nữ tử vô tài tiện thị đức”, bởi vì một câu bảy chữ, một câu mười chữ, số lượng từ không đồng nhất, sao lại làm vế trên được?”

Lúc này, các em học sinh to mắt nhìn nhau và đều bị choáng váng với câu hỏi của tôi.

Tôi nói tiếp: “Nguyên ban đầu vế trên của câu này là: “Nam tử hữu đức tiện thị tài” (Đàn ông có đức chính là tài) nên vế dưới mới là: “Nữ tử vô tài tiện thị đức”!”

Câu đầu tiên: “Nam tử hữu đức tiện thị tài”, câu này là hy vọng về một người đàn ông có triển vọng, cần phải lấy đức làm gốc, tài năng chỉ là phụ trợ. Tại sao lại phải lấy đức làm gốc?

Hãy nhìn xem xã hội hiện nay loạn như thế nào, những thứ lừa đảo rất nhiều, lên mạng xem thì những sự việc cổ quái, kỳ lạ và tàn ác… cái gì cũng có. Đây chính là hậu quả của việc có tài mà lại khuyết thiếu đức, tóm lại, câu nói này có ý khuyên bảo rằng là đàn ông thì phải lấy đức làm gốc, chứ không phải là bảo họ không cần coi trọng tài cán.

Còn vế dưới: “Nữ tử vô tài tiện thị đức” (phụ nữ không tài, chính là đức hạnh) là có ý nghĩa gì? Vẫn là ý khuyên bảo người phụ nữ phải lấy đức hạnh làm gốc, chứ không phải là đánh giá thấp hay hạ nhục rằng phụ nữ thì không thể có tài cán gì. Tất cả điều này bị hiểu sai là bởi vì hiểu sai chữ “vô” trong từ “vô tài” mà tạo thành. Từ “vô” này là động từ, là có ý rằng “vốn có” nhưng coi như “không”, cũng chính có ý là “vốn có tài” nhưng trong lòng lại tự cho mình là không có.

Đơn cử một ví dụ mà nói, giống như cổ nhân nói “Vô vật” (không có gì) không phải là trên đời này không có vạn vật, mà là dẫu ở bên trong cái xoay vần của vạn vật, nhưng nội tâm không có bất kỳ chướng ngại nào, “vô ngã” không phải là không có mình, mà là có ý rằng tâm không bị vướng mắc đối với hết thảy được mất. “Vô niệm” không phải là thật sự không có ý niệm, suy nghĩ gì, mà có ý là không có ý nghĩ xằng bậy, ngông cuồng.

Cho nên nói “vô tài” không phải thực sự không có tài, mà là “ta mặc dù rất có tài nhưng tuyệt đối không khoe khoang cái tài đó, cho nên tự cho mình là “không tài cán” gì, phụ nữ thời cổ đại, “cửa chính không ra, cửa sau không bước” (ý nói thường xuyên ở nhà và không tiếp xúc với người ngoài) mà lại có được tài hoa hơn người, hơn nữa còn có thể tự cho mình là “không tài”, đây chẳng phải đức hạnh vô cùng cao thượng sao? Câu này rõ ràng là ca ngợi người phụ nữ trong xã hội thời xưa chúng ta có đức hạnh cao thượng! Đâu có chỗ nào là có ý phân biệt đối xử với phụ nữ chứ? Vậy mà chúng ta còn có hiểu lầm sâu nặng đến như thế với một câu nói hay như vậy, chúng ta quả thực là đã dùng tâm tiểu nhân để đo lòng quân tử, là chúng ta đã có lỗi với người xưa, chứ không phải người xưa có lỗi với chúng ta!”

Phụ nữ thời cổ đại, “cửa chính không ra, cửa sau không bước” (ý nói thường xuyên ở nhà và không tiếp xúc với người ngoài) mà lại có được tài hoa hơn người, hơn nữa còn có thể tự cho mình là “không tài”, đây chẳng phải đức hạnh vô cùng cao thượng sao?

cdbb4c0f5773c897eaefff3e6aa16bab-d58w0a3

Sau khi nghe tôi giải thích xong, các học sinh nữ đều thấy khoan khoái trong lòng, các học sinh nam thì như trút được gánh nặng.

Theo NTDTV

Mai Trà biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Lê Ngọc Thống - Nước cờ sai lầm đẩy TQ phải đối đầu với đối thủ mạnh truyền kiếp?

Nước cờ sai lầm đẩy TQ phải đối đầu với đối thủ mạnh truyền kiếp?

Sự nôn nóng cùng dã tâm "nuốt trọn" Biển Đông đã khiến Bắc Kinh mù quáng và vô hình trung tự tay "tháo xích" cho đối thủ truyền kiếp đầy sức mạnh - Nhật Bản.

Luật an ninh mới của Nhật Bản đã chứng tỏ Lực lượng phòng vệ nước này giờ đây có tính chất và tầm vóc của một cường quốc quân sự.

Họ, quân đội Nhật Bản, có thể tác chiến bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai khi an ninh của Nhật Bản, của đồng minh, bạn bè của Nhật Bản bị tấn công, đe dọa...

Được coi như một “mũi tên đã lắp vào nỏ” thì Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2015 đã chỉ rõ “đích” mà mũi tên hướng đến.

Trung Quốc lo ngại, phản đối quyết liệt khi cho rằng, đây là hành động trỗi dậy của “chủ nghĩa quân phiệt Nhật”. Nhưng ngược lại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại không có thái độ như vậy với sự trỗi dậy, thay đổi của nước Nhật.

Trong tương lai, quân đội Nhật Bản có thể chủ động tham chiến ở nước ngoài dưới sự ra lệnh từ chính Thủ tướng.
Trong tương lai, quân đội Nhật Bản có thể chủ động tham chiến ở nước ngoài dưới sự ra lệnh từ chính Thủ tướng.

Nước cờ chiến lược sai lầm của Trung Quốc

1. Lấy nước sau dùng làm nước đi đầu, tạo điều kiện cho Nhật Bản trỗi dậy

Kể từ năm 2010, khi GDP của Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản cũng là lúc tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cũng được Bắc Kinh đẩy lên nấc thang cuối của cuộc xung đột.

Thực ra, quần đảo này, về địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, chiến tranh với liên minh hùng mạnh Mỹ-Nhật Bản.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc như một con dao 2 lưỡi, quá lạm dụng thì như “cưỡi trên lưng hổ” cho bất cứ chính phủ nào.

Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của nó, vì thế, chuyến “ra khơi” đầu tiên để thâu tóm Biển Đông lại bị “mắc cạn” tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Đây là một sai lầm tai hại của Trung Quốc mà từ đó, làm nên chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ Tự do (LPD), đưa ông Shinzo Abe - một người được Mỹ ủng hộ - lên làm Thủ tướng Nhật Bản.

Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc vô tình thúc đẩy việc cởi trói Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News.
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc vô tình thúc đẩy việc "cởi trói" Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News.

Vụ tranh chấp với Bắc Kinh về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vừa qua, Nhật Bản đã rút ra 2 bài học giá trị từ chính Trung Quốc.

Một là, một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn. Giàu mà không mạnh thì bị đe dọa hay trấn lột bất cứ lúc nào. Chỉ có sức mạnh quân sự của quốc gia mới bảo đảm tính ổn định, bền vững và phát triển của nền kinh tế.

Hai là, mối hận thù dân tộc của Trung Quốc với Nhật Bản chưa bao giờ mờ phai. Nhật Bản luôn bị Trung Quốc coi là mối "quốc nhục" 100 năm chưa trả hận.

Đảng LPD cầm quyền của ông Shinzo Abe thừa nhận thức sâu sắc 2 bài học này và quyết tâm tái vũ trang, xây dựng một sức mạnh quân sự đủ sức răn đe Trung Quốc, đề phòng liên minh Mỹ-Nhật không có giá trị.

Thực hiện quyết tâm này, về mặt kỹ thuật thì không mấy khó khăn với Nhật Bản khi nước này có một nền công nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới.

Tàu ngầm, máy bay, tàu chiến, tên lửa… nói chung là những thứ vũ khí trang bị hiện đại, Nhật Bản muốn là họ tự sản xuất chế tạo.

Tuy nhiên, khó khăn nhất với chính phủ của ông Abe là cơ chế, cụ thể là “điều 9 hiến pháp” đã trói buộc, mà muốn xóa bỏ nó thì tác động của bên ngoài mang yếu tố quyết định.

Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò tác động này khi biến mình là nguyên nhân duy nhất, nguy hiểm nhất buộc Nhật Bản phải lựa chọn.

Chỉ chưa đầy 2 năm với từng bước đi cụ thể, chính phủ của ông Shinzo Abe đã có những cách giải thích về “điều 9 Hiến pháp”, tiến tới xóa bỏ bằng Luật an ninh mới.

Không rõ Trung Quốc đi nước cờ sai lầm ở Senkaku/Điếu Ngư hay là Nhật Bản, chỉ biết Mỹ đã lợi dụng Senkaku/Điếu Ngư để “cởi trói” Tokyo, cho phép Nhật Bản tham gia sâu, trực tiếp vào cấu trúc an ninh Tây Thái Bình Dương.

Nhưng, điều mà Trung Quốc không muốn, không bao giờ muốn là đối đầu với Nhật Bản tại Biển Đông bất cứ hình thức nào, thì nó đã và đang đến.

Kết quả hình ảnh cho Nước cờ sai lầm đẩy TQ phải đối đầu với đối thủ mạnh truyền kiếp?HỘI ĐỒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI (CFR), MỸ
SHEILA SMITH
Vấn đề không chỉ nằm ở những tranh chấp lãnh thổ, mà thực chất lý do lớn nhất khiến quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản sẽ khó có thể cải thiện là sự mất lòng tin lẫn nhau, sự ngờ vực của một bên đối với các tham vọng trong khu vực của bên còn lại.

Biển Đông, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng cảnh báo: "Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường."

Trong khi đó, sự trùng hợp “lạnh sống lưng” giữa Trung Quốc và Nhật Bản là tuyến hàng hải trên Biển Đông đều là “đường sinh mạng”.

Cho nên, dễ hiểu là, Biển Đông chứ không phải là Senkaku/Điếu Ngư mới là "chiến trường chính" của cuộc đối đầu Trung-Nhật vì tính chiến lược sống còn của đôi bên trên đó.

Rõ ràng Trung Quốc đã đi sai nước cờ khi phải đối đầu với một đối thủ mạnh, truyền kiếp quá sớm là Nhật Bản mà nguy cơ “bị loại khỏi vòng bảng” đang ám ảnh bởi “lời nguyền từ Nhật Bản” không phải là điều không thể.

Hạ viện Nhật thông qua dự luật an ninh mới là một thành công lớn của Nội các Thủ tướng Abe (giữa). (Ảnh: AP)
Hạ viện Nhật thông qua dự luật an ninh mới là một thành công lớn của Nội các Thủ tướng Abe (giữa). (Ảnh: AP)

2.Từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”

Phải khẳng định chắc chắn dã tâm của Bắc Kinh muốn chiếm trọn Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” là trước sau như một, không bao giờ thay đổi, không sớm thì muộn. Vấn đề là từng giai đoạn, bước đi thực hiện chiến lược này ra sao mà thôi.

Chiến lược thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc, đúng ra phải là nước cờ cuối sau khi đã "đuổi" được Mỹ ra khỏi Đông Nam Á và Tây-Thái Bình Dương.

Điều này vốn được thực hiện bằng “cuộc chiến địa chính trị” mà thời gian đầu khi Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “giấu mình chờ thời” ('Tao guang yang hui' Policy) của ông Đặng Tiểu Bình đã tỏ ra rất hiệu quả.

Đáng tiếc, Trung Quốc bị cái tăng trưởng GDP liên tục làm mờ mắt, ảo tưởng sức mạnh của mình và với truyền thống ngạo mạn, bành trướng, Bắc Kinh cho rằng không cần “giấu mình”, muốn “ăn” ngay Biển Đông béo bở mà bất chấp tất cả.

Hành động của Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp và chuẩn bị quân sự để đe dọa sử dụng sức mạnh… đã bộc lộ mục tiêu, ý đồ nguy hiểm nhất quán của họ.

Động thái này đã khiến các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản… và kể cả Mỹ phản kháng với một tinh thần "ngay và luôn".

Như vậy, vội vàng từ bỏ sách lược “giấu mình chờ thời”, Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn về xây dựng thế trận.

Thay vì để Biển Đông tạm thời là một vùng đệm chiến lược, mở rộng vòng vây thì Bắc Kinh lại biến nó thành "vùng nóng", có thể trở thành vùng chiến sự bất cứ lúc nào.

Chính Trung Quốc tự thu hẹp không gian chiến lược của mình.

Nhật Bản có khả năng sát cánh bên Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong vai trò một cường quốc quân sự. Điều này đủ khiến Trung Quốc lo sợ? (Ảnh minh họa)
Nhật Bản có khả năng sát cánh bên Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong vai trò một cường quốc quân sự. Điều này đủ khiến Trung Quốc lo sợ? (Ảnh minh họa)

Tại sao Trung Quốc phản đối quyết liệt Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông?

Thực ra, việc tuần tra trên biển, đại dương đề bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải là vấn đề thường xuyên, không có gì ghê gớm của các cường quốc biển như Mỹ. Và tuần tra trên Biển Đông - một tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới - cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là chủ quyền của họ nên không ai được quyền đưa máy bay, tàu chiến vào vùng này.

Hành động “tuần tra” trên vùng biển mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền” bị Bắc Kinh "bóp méo" là thách thức, tuyên chiến.

Đó là lý do vì sao Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng quyết liệt đến mức mà báo chí Trung Quốc cho rằng “chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi…” khi Mỹ đem máy bay, tàu chiến tuần tra trên Biển Đông.

Và đến khi cả Nhật Bản tuyên bố sẽ “tuần tra” trên Biển Đông với sự hậu thuẫn của Philipines khi dùng căn cứ Rubic tiếp tế hậu cần cho Hải quân Nhật Bản thì Trung Quốc "giãy lên như đỉa phải vôi".

Như vậy, khi Mỹ-Nhật Bản bắt tay "tuần tra" trên Biển Đông thì cán cân so sánh lực lượng ở khu vực Tây Thái Bình Dương mà cụ thể là trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã hoàn toàn nghiêng về Mỹ bởi Nhật Bản tham gia vào thế trận với tư cách của một cường quốc kinh tế và quân sự.

Không hồ nghi gì nữa, Tokyo đã sẵn sàng cùng Mỹ tham chiến tại Biển Đông nếu như Trung Quốc có ý đồ chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, tức là ngăn chặn, phong tỏa tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản trên vùng biển quốc tế này và đe dọa an ninh Mỹ…

Trước việc “tuần tra” của Mỹ và Nhật Bản trên Biển Đông, Trung Quốc chỉ có thể hoặc là bằng vũ lực, xua đuổi hay đánh đuổi lực lượng tuần tra của Mỹ-Nhật Bản ra khỏi Biển Đông hoặc là tôn trọng luật chơi chung.

Vậy, Trung Quốc chọn lựa thế nào đây?

Lê Ngọc Thống

(Soha)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Thống, Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu, nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.