(Lời dẫn: Thật đáng xấu hổ cho một số quốc gia phát triển tuyên dương cái gọi là bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng, nhưng khi lợi ích kinh tế và chính trị bị động chạm, họ trở nên im lặng và ngó lơ)
Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Iran là ba nước có số lượng người bị giam giữ cao nhất vì lý do tôn giáo hay niềm tin của họ vào năm 2014, theo một báo cáo đưa ra tại The House of Lords vào ngày 24 tháng 6 năm 2015. Việc công bố báo cáo đã được sự hỗ trợ từ một nhóm đa đảng về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng và Nhân quyền không biên giới. (Jose Cabezas / AFP / Getty Images)
Một báo cáo gần đây phơi bày nhiều điều luật dùng để trấn áp chứ không phải để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
LONDON – Dolkun Erkin, 26 tuổi ở thành phố Gulja, Trung Quốc, đã bị buộc tội làm chia rẽ quốc gia và bị kết án 10 năm tù, theo Danh mục Tù nhân vừa phát hành năm 2014. Cái gọi là tội của ông là gì? Là dạy đạo Hồi.
Các vi phạm nặng nề về tự do tín ngưỡng hiện diễn ra khắp nơi trên thế giới đã được tiết lộ trong một báo cáo và bản Danh sách Tù Nhân 2014 đưa ra tại Thượng viện vào ngày 24 tháng 6 năm 2015.
Tiến sĩ Nazila Ghanea-Hercock phát biểu nhấn mạnh rằng nhà nước pháp quyền ở một số nước “là hài hước nếu không muốn nói là quá bi thảm”.
Cô đề cập một cách mỉa mai về các đạo luật ra đời trong vòng hơn 115 năm đảm bảo tù nhân có quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Thế nhưng những người được nhấn mạnh trong báo cáo thậm chí không có tự do bên ngoài trại giam.
“Họ đã không làm gì hơn là hưởng một trong những quyền con người của họ,” cô nói.
Một ví dụ khác, một trường hợp bi thảm từ Danh sách Tù Nhân là Vahid Hakkani từ Iran, người đã bị kết án 3 năm và 8 tháng tù giam. Các cáo buộc bao gồm tuyên truyền chống chế độ và câu kết chống nhân loại. “Tội” của Hakkani là có mặt ở một ngôi nhà của người Thiên chúa giáo, một điểm gặp gỡ “bí mật” của những người Kitô giáo ở bên ngoài một nhà thờ Thiên chúa giáo bị theo dõi chặt chẽ ở Iran.
“Đây là đỉnh của đỉnh của tảng băng”, Willy Fautré, giám đốc của Tổ chức Nhân Quyền Không Biên Giới cho biết, trong khi đưa ra những ví dụ tương tự.
Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Iran có số lượng cao nhất người bị giam giữ vì tôn giáo hay tín ngưỡng trong năm 2014 – nghiên cứu đã phát hiện hàng ngàn trường hợp được ghi nhận.
Bắc Triều Tiên, được Fautré mô tả như là một “điểm đen” trên bản đồ thế giới và được cho là có số lượng các tín đồ tôn giáo bị nhốt giam phía sau song sắt cao nhất, chủ yếu là những người Thiên chúa giáo. Việc tiếp cận thông tin và các rào cản ngôn ngữ làm cho việc có được thông tin về các trường hợp cá nhân rất khó khăn, Fautré nói.
Tại Pakistan, việc xúc phạm nhà tiên tri Muhammed có thể dẫn đến án tử hình, trong khi sự mạo phạm sách thánh Hồi giáo, kinh Koran, có thể bị tù chung thân hoặc 10 năm tù giam. Luật pháp thường được sử dụng trong các vụ tranh chấp vì lợi ích cá nhân.
Ví dụ, Imran Ghafoor bị cáo buộc đã đốt kinh Koran và một số tờ kinh thánh ở phía trước cửa hàng của mình.
Ghafoor trình bày rằng những lời báng bổ này nảy sinh do ghen tỵ và cạnh tranh trong kinh doanh vì doanh nghiệp của Imran phát triển mạnh trong khi công việc kinh doanh của những người tố cáo ông không được tốt như vậy. Ghafoor, 28 tuổi, bị bắt năm 2009 và bị kết án tù chung thân.
Có rất ít tiến bộ trong việc sửa đổi luật về tội báng bổ. Năm 2011, hai chính trị gia từng chất vấn về luật báng bổ, đã bị bắn chết ở Pakistan.
Liên minh châu Âu có thể làm gì?
Các bánh răng điều khiển những thay đổi trong luật có xu hướng quay rất chậm. Những khuyến nghị chính sách của Liên minh Châu Âu phác hoạ trong báo cáo là một hy vọng cho con người để lấy lại sự tự do thực hành tín ngưỡng hay tôn giáo của họ. Nhưng Châu Âu có khả năng đảm nhận đề xuất nào trong số đó không?
“Chúng tôi sẽ không công kích Utopia. Thực tế là chúng tôi đang hy vọng có một phạm vi thoả hiệp”, Alfiaz Vaiya, quản lý dự án cho Nhân Quyền Không Biên Giới cho biết.
Ông cho biết Châu Âu đã quyết định rà soát lại Kế Hoạch Hành Động của họ về vấn đề Nhân Quyền và Dân Chủ vào tháng Bảy.
Khi sự ổn định về kinh tế và thịnh vượng được quan tâm với mức độ cao ở một nước bất kỳ, thì sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu quyền con người cơ bản bị hy sinh.
Thật không may, đây là trường hợp ở một số nước. Vào cuối năm 2013, châu Âu đã ký một luật mang tên GSP + arrangement (Kế Hoạch Ưu Tiên Tổng Quan + Những Điều Chỉnh) cho phép Pakistan có được nhiều quyền tham gia thương mại hơn vào các nước Châu Âu. Châu Âu là đối tác thương mại quan trọng nhất của Pakistan, theo website của Ủy ban Châu Âu, chiếm 21,2% tổng lượng xuất khẩu của Pakistan. Vaiya nhận xét rằng Châu Âu “không bao giờ” ký thỏa thuận này nếu họ nghiêm túc đối với vấn đề nhân quyền.
“Việc này không chỉ ở bản thân Châu Âu”, Vaiya cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại sau sự kiện này. “Nếu tất cả các quốc gia thành viên mạnh như Anh, Pháp, Đức và các quốc gia Liên minh Bắc Âu bỏ phiếu ủng hộ cho một thỏa thuận đã chiếm bán đa số.”
Đối với chủ đề về Trung Quốc, Vaiya cho biết nước này đã “giữ im lặng trong chương trình nghị sự của Châu Âu”.
Trung Quốc là đối tác thương mại thứ hai của Châu Âu sau Hoa Kỳ và đã đầu tư vào các nước Châu Âu. Tuy nhiên, quốc gia độc đảng này có một lịch sử đáng xấu hổ về những vi phạm nhân quyền.
Một ví dụ là ngành kinh doanh cấy ghép nội tạng sinh lời của họ, các nội tạng này thường được cung cấp từ các tù nhân lương tâm sống. Bằng chứng về thu hoạch nội tạng sống đã được phát hiện trong một báo cáo độc lập vào năm 2006 bởi David Kilgour, cựu quốc vụ khanh của chính phủ Canada, và David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế.
Họ đã phát hiện rằng vì lợi nhuận, hầu hết các cơ quan tạng này được lấy từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù, một môn thực hành tâm linh của Trung Quốc.
Cuối năm ngoái, Quốc hội Châu Âu cắt bớt khoản chi cho liên nhóm Tây Tạng với lý do không có nhóm chính trị nào xem Tây Tạng là ưu tiên. Trong tháng 11 năm 2014, ngay trước khi cuộc bầu cử để liên nhóm được tiếp tục tài trợ vào năm 2015, tất cả các thành viên quốc hội nhận được một lá thư bày tỏ “quan ngại” về các liên nhóm Tây Tạng từ phái đoàn Trung Quốc đến Châu Âu yêu cầu họ không được khôi phục lại việc này .
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đã không gặp gỡ bất kỳ quan chức nào trong chuyến thăm Vương quốc Anh cuối tuần qua.
Trong quá khứ, Châu Âu từng trì hoãn hiệp định thương mại với một số quốc gia, chẳng hạn như Miến Điện, do những quan ngại về nhân quyền. Vaiya nói áp lực tương tự có thể được áp dụng cho các quốc gia mà quyền tự do tín ngưỡng bị khủng bố.
“Châu Âu có thể đóng vai trò của họ và trì hoãn các thỏa thuận [thương mại],” Vaiya nói. “Nhiều yêu cầu phải được thực hiện ở cấp các nghị sĩ để nâng cao quyền con người.”
“Đây chỉ là một tài liệu,” ông nói. “Điều quan trọng là phải biến tài liệu này thành hiện thực.”
Jane Gray
(Đại Kỷ Nguyên VN)
0 comments:
Post a Comment