Người biểu tình phản đối một dự án paraxylen (PX) ở quận Kim Sơn, Thượng Hải vào ngày 25/6/2015. (Ảnh: RFA)
Để đáp trả một phong trào biểu tình chất chứa nhiều sự bất mãn ngày nay ở Thượng Hải, cảnh sát tại thành phố lớn nhất Trung Quốc này đã phải viện đến một kỹ thuật kiểm soát tinh thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ những năm 1950: ép buộc những người tham gia phải tự phê bình và thú nhận hành vi sai trái.
Trong số những người bị nhắm đến, có rất nhiều là cư dân – ước tính trên 10.000 người – từ quận Kim Sơn ở Thượng Hải, họ đã tổ chức những cuộc tuần hành và biểu tình bên ngoài các văn phòng chính quyền vào tuần trước.
Họ biểu tình phản ứng trước tin đồn rằng một công ty hóa dầu đã lên kế hoạch chuyển một nhà máy paraxylne độc hại (sử dụng trong sản xuất nhựa và sợi) đến vùng lân cận khu dân cư. Mặc dù chính quyền Thượng Hải tuyên bố rằng những tin đồn này là sai sự thật, sự hoài nghi của dân chúng đối với tuyên bố chính thức của chính quyền hiện khó có thể bị thay đổi.
Lo lắng rằng con em mình sẽ bị tổn hại bởi các loại hơi hóa chất có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, người dân đã xuống đường để yêu cầu hủy bỏ những kế hoạch này.
Đáp trả lại hành động này, cuối tháng 6 vừa qua, cảnh sát Thượng Hải đã huy động hàng trăm cảnh sát dồn những người biểu tình lên xe buýt, đưa họ đến một trường trung học gần đó, bắt họ phải ký vào các “giấy cam kết”.
“Nếu những người biểu tình bị bắt giữ không ký ‘giấy cam kết’, họ sẽ không được về nhà”, bà Vương, một người dân sống ở quận Kim Sơn nói với Đài truyền hình Tân Đường Nhân, một hãng truyền thông tiếng Hoa độc lập có trụ sở tại New York.
“Giấy cam kết” mà những người dân biểu tình phản đối nhà máy hóa chất ở Thượng Hải bị bắt phải ký. (Ảnh chụp màn hình qua Sina Weibo)
Theo như “giấy cam kết” mà một người dân ở Kim Sơn chia sẻ trên mạng Sina Weibo – trang mạng xã hội giống như Twitter của Trung Quốc, những người ký tên phải “hiểu sâu sắc” về lỗi lầm của họ trong việc tham gia các cuộc biểu tình, và không bao giờ “tham gia vào những hoạt động liên quan đến dự án nhà máy hóa chất này” nữa, đồng thời “tuân thủ pháp luật, tuân lệnh chính phủ, và không được tham gia các cuộc tuần hành”.
Những người biểu tình bị bắt giữ phải viết tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ nhà và số điện thoại lên giấy cam kết.
Việc ép ký “giấy cam kết” trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Các nhà trí thức ở Trung Quốc là những nạn nhân đầu tiên của “giấy cam kết” sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Mao Trạch Đông đã khuyến khích giới trí thức của đất nước chỉ ra những sai lầm của Đảng trong phong trào Trăm hoa đua nở, rồi sau đó đã dán mác “cánh hữu” cho những người này vào năm 1957 và ra lệnh thanh trừng họ. Nhiều nhà văn và học giả xuất chúng đã bị ép thú nhận những hiểu biết “sai lầm” của họ trước công chúng – một nước cờ nhằm hủy hoại và làm mất uy tín của họ.
Lực lượng công an của chính quyền Trung Quốc thường xuyên ép buộc lấy lời thú tội từ những người mà họ cho là phạm tội, bao gồm những người bất đồng quan điểm chính trị, các tù nhân lương tâm và các nhà báo. Những bản thú tội – đôi khi là những đoạn phim thú tội – thường có ý để biểu thị sự hối cải của những người phạm tội và sự đúng đắn của ĐCSTQ.
Theo đài Á Châu Tự do (RFA), vào tháng 4 năm nay, một đứa trẻ 5 tuổi và một phụ nữ hơn 60 tuổi đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp đầy bạo lực của cảnh sát đối với một nhóm người biểu tình chống lại ô nhiễm môi trường ở một khu công nghiệp hóa chất tại Nại Mạn Kỳ, khu vực Nội Mông. Những dân làng địa phương bị ép buộc ký “các bản cam kết” hứa không tiết lộ “các bí mật quốc gia” – về cơ bản ám chỉ bất kỳ thông tin nào về vụ việc này – cho giới truyền thông hoặc các tổ chức nước ngoài.
RFA đưa tin vào tháng 6 năm ngoái, cảnh sát ở huyện Cao, tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ 22 tín đồ Thiên Chúa giáo trong một hoạt động ở nhà thờ gia đình, kết tội họ là “một giáo phái chống Đảng”. Tất cả bọn họ phải ký vào các “giấy cam kết” trước khi được thả; những người từ chối ký đã bị ngược đãi một cách đầy bạo lực, và một số trẻ em dưới ba tuổi bị bỏ đói trong hơn 24 giờ.
Một mục tiêu lớn khác của việc cưỡng ép lấy lời thú nhận là những người thực hành Pháp Luân Công, một môn thiền định bị đàn áp từ năm 1999. Những người từ chối ký vào những bản tuyên bố thừa nhận hành vi sai trái và từ bỏ niềm tin của họ thường bị đưa đến những trại lao động, hoặc những lớp cải tạo tư tưởng. Tra tấn cũng được sử dụng để ép buộc lấy lời thú tội. Theo ước tính của các nhóm nhân quyền, số người bị thiệt mạng trong quá trình ép buộc ký giấy cam kết có thể lên đến hàng nghìn người.
Lu Chen & Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thuần Thanh biên dịch
0 comments:
Post a Comment