27.07.2015 – TRƯƠNG NHƯ THƯỜNG
GIỚI THIỆU
Xã luận là luận bàn về xã hội con người. Xã Luận VNSN là những luận văn của Ban Điều Hợp chia sẻ cùng bạn đọc trong diễn đàn VN-Share-News về tình trạng của con người, đất nước và xã hội ViệtNam trong thế kỷ 21. Người Việt thuộc một trong những dân tộc cổ đại nhất của thế giới loài người, đã và đang sống chịu đựng qua bao thăng trầm của trời đất.
Vì địa hình và địa thế của đất nước Việt nằm ngay trên lộ đường giao thương quốc tế, nên đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các siêu cường và các dân tộc anh em vùng Đông-Nam-Á trong vòng vài trăm năm qua. Và giờ đây, môi sinh tao loạn đã tạo ra nhiều nan đề xã hội cho đất nước nầy nói riêng và mầm mống chiến tranh cho thiên hạ thấy chung.
Ước vọng của các bài xã luận là giới thiệu nhiều cách nhìn và tầm nhìn mới về hiện trạng xã hội. Tuy con người không thể sửa đổi được quá khứ, nhưng vẫn có thể đề ra những định hướng tái dựng cho tương lai. Sự suy nghĩ thống hợp và thông thoáng hơn sẽ đưa đến phương pháp lựa chọn về hành động môt cách hữu hiệu và thích hợp hơn trong tình huống mới
- CHẤT XANH , CHẤT XÁM và CHẤT KEO
Công dân Mỹ-Việt, tuy đã được định hình trong xã hội, nhưng định tính về bản chất (hay thực chất) thì chưa được phát huy đầy đủ cho rõ nét. Sau 40 năm, nhiều người đã đạt được chất xanh và chất xám một cách tương đối vì đã cần cù, kiên nhẫn, hy sinh và hiếu học để xây dựng cuộc đời mới trên quê hương thứ hai. Chất xanh được đại diện bởi nhà, xe tậu được, và lại còn có của-ăn-của-để (saving accounts) với mức sống có tiêu chuẩn (living standard); chưa kể đến đất đai, cơ sở kinh doanh của một số ít người lên đến bạc triệu bạc tỉ. Chất xám thì có đủ mọi học vị cao quí, từ các trường ivy leagues thuộc trường sở với nhiều kỹ năng chuyên môn và hiện đại. Còn ngoài trường đời thì đông đủ các loại ngành nghề công tư, chủ nhân lẫn thợ thuyền, nhân viên trong cơ quan công quyền, văn lẫn võ. Thế hình đã hiện rõ nhưng thực tính vẫn chưa được dồi dào.
Cộng đồng Mỹ-Việt còn thiếu chất keo. Nghĩa đen của chất keo là làm dính lại những thành tựu của cá nhân đơn lẻ để tạo nên một lũy-lực (synergy) trong xã hội. Nghĩa bóng của chất keo là đại nghĩa đồng bào, cùng cội nguồn bọc-mẹ-trăm-con từ Cha Rồng và Mẹ Tiên. Chất keo nối kết tình tự dân tộc của người-gốc-Việt, không phân biệt trong hay ngoài đất nước, miễn sao có cùng ước vọng xây dựng và phát triển con người Việt sánh kịp đà tiến hóa của nhân loại trong thế kỷ mới, nhìn dưới khía cạnh văn minh. Và đây mới là nguồn ích lợi lớn nhất cho nhân dân.
Chất keo là biết lắng nghe tiếng nói của người khác, dám chấp nhận sự khác biệt trong đối thoại để nâng ý thức chung lên mức độ cao hơn. Chất keo là tự thay đổi cách hành xử của mình đối với tha nhân vì không những có lợi riêng cho mình, mà đôi bên, cho và nhận, đều lưỡng lợi nhìn dưới khía cạnh đắc-nhân-tâm. Thí dụ: sự chia sẻ/xẻ thông tin và học hỏi không làm mất đi tư thế của người cho trong sự lãnh đạo (Dương Nguyệt Ánh, 2009). Tạo được chất keo là làm gương hành động cho chính mình, trợ duyên sinh hoạt cho các thành viên khác trong cùng một tổ chức, và có thể gây nên liên hệ hỗ trợ với các tổ chức khác có cùng mục tiêu dân-chủ-hóa cho ViệtNam.
Chất keo là chỉ dấu đo lường mức độ trách nhiệm xã hội của cá nhân Mỹ-Việt, khi đã/đang tạo chất xám và chất xanh. Phương tiện để thực hiện chất keo là lãnh đạo và tổ chức. Khái niệm và phương pháp về tổ chức, lãnh đạo và lãnh tụ cần được suy xét, minh định cho rõ ràng vì các kiến thức giả định (assumptions) về chúng đều đang bị thay đổi để phù hợp với thời đại mới. Ta không thể vận dụng các phương thức ở thời quá khứ, còn mang tính quân-chủ, cho một thời đại dân-chủ.
Cộng đồng Mỹ-Việt còn thiếu chất keo. Nghĩa đen của chất keo là làm dính lại những thành tựu của cá nhân đơn lẻ để tạo nên một lũy-lực (synergy) trong xã hội. Nghĩa bóng của chất keo là đại nghĩa đồng bào, cùng cội nguồn bọc-mẹ-trăm-con từ Cha Rồng và Mẹ Tiên. Chất keo nối kết tình tự dân tộc của người-gốc-Việt, không phân biệt trong hay ngoài đất nước, miễn sao có cùng ước vọng xây dựng và phát triển con người Việt sánh kịp đà tiến hóa của nhân loại trong thế kỷ mới, nhìn dưới khía cạnh văn minh. Và đây mới là nguồn ích lợi lớn nhất cho nhân dân.
Chất keo là biết lắng nghe tiếng nói của người khác, dám chấp nhận sự khác biệt trong đối thoại để nâng ý thức chung lên mức độ cao hơn. Chất keo là tự thay đổi cách hành xử của mình đối với tha nhân vì không những có lợi riêng cho mình, mà đôi bên, cho và nhận, đều lưỡng lợi nhìn dưới khía cạnh đắc-nhân-tâm. Thí dụ: sự chia sẻ/xẻ thông tin và học hỏi không làm mất đi tư thế của người cho trong sự lãnh đạo (Dương Nguyệt Ánh, 2009). Tạo được chất keo là làm gương hành động cho chính mình, trợ duyên sinh hoạt cho các thành viên khác trong cùng một tổ chức, và có thể gây nên liên hệ hỗ trợ với các tổ chức khác có cùng mục tiêu dân-chủ-hóa cho ViệtNam.
Chất keo là chỉ dấu đo lường mức độ trách nhiệm xã hội của cá nhân Mỹ-Việt, khi đã/đang tạo chất xám và chất xanh. Phương tiện để thực hiện chất keo là lãnh đạo và tổ chức. Khái niệm và phương pháp về tổ chức, lãnh đạo và lãnh tụ cần được suy xét, minh định cho rõ ràng vì các kiến thức giả định (assumptions) về chúng đều đang bị thay đổi để phù hợp với thời đại mới. Ta không thể vận dụng các phương thức ở thời quá khứ, còn mang tính quân-chủ, cho một thời đại dân-chủ.
- SỰ TỰ DO LỰA CHỌN VỀ MÔ THỨC LÃNH ĐẠO
Chất keo được thể hiện bằng sách lược thống hợp (fusion), ngược lại với mâu thuẫn (fission). Tuy trong các sinh hoạt quản trị thuộc xã hội loài người đều có chứa cả hai loại sách lược (strategies) – thống hợp hoặc/và mâu thuẫn – nhưng sự chọn lựa về chính thuật (tactics) để hiện thực hành động lại tùy thuộc vào mô thức nào của lãnh đạo và tổ chức muốn sử dụng. Thí dụ: cộng sản độc tài đảng trị thì chuyên môn dùng đến các đòn mâu thuẫn để cai trị (Lenin, Stalin, Mao và Hồ).
Một vài trường hợp cụ thể về mâu thuẫn như: gây chia rẽ giữa Đệ I và Đệ II của VNCH; khác biệt đối xử về tôn giáo; lý do tỵ nạn khác nhau; kỳ thị phẩm giá giữa trí thức và lao động; quân phiệt và học phiệt, giàu và nghèo, vân vân. Bạn có thể giúp kể thêm nhiều hơn nữa. Nếu ta không biết vượt lên trên, vượt quá khỏi và phá chấp thì sẽ bị trúng kế độc: chỉ chạy lòng vòng quanh miệng chén! dù cho ôm ấp giấc mơ năng động về dân chủ và dân tộc.
Do đó, cá nhân và cộng đồng Mỹ-Việt khi đã nhìn ra hướng tiến dân-chủ-hóa về ViệtNam là dân-chủ và dân tộc rồi, thì kế đến phải là tạo dựng chất keo, ngoài chất xanh và chất xám đã có rồi, như một kỹ năng căn bản trên lộ trình sinh hoạt và tổ chức. Xét người là xét việc. Tổ chức chỉ là phương tiện, sự lãnh đạo mới là thực chất cho công việc. Thử lướt qua phương tiện tại Mỹ trước!
Dưới mắt pháp luật tại xứ Mỹ, chỉ có hai loại tổ chức: tổ chức profit [vị-lợi, tạo lợi-nhuận (hay tiền lời) và được phép chia lợi-nhuận này cho giới chủ nhân sản xuất]; và tổ chức nonprofit [có thể tạo lợi-nhuận, nhưng không được phép chia lợi-nhuận cho giới quản trị điều hành, được đại diện bằng Board of Directors (BoD, Ban Hướng Dẫn), nên cũng được gọi là vô-vị-lợi hay bất-vụ-lợi]. Tổ chức profit là hình thức sinh hoạt của các cơ sở thương mại, kinh doanh. Tổ chức nonprofit là các loại tổ chức, khác với loại profit, được thể hiện qua các dạng tổ chức xã hội dân sự bao gồm đầy đủ các phạm trù sinh hoạt văn-kinh-chính-giáo.
Tinh túy đặc sắc của chế độ tư-bản Mỹ (USA capitalism) là cho phép người dân dùng đồng tiền để gây liên hệ ảnh hưởng đến các mặt quyền lợi, danh vọng và tình cảm của con người theo phạm trù tình-tiền-quyền-danh trong xã hội dưới khung pháp luật. Hậu quả xã hội của các tổ chức profit là tạo ra chất xanh và chất xám cho người dân; tổ chức nonprofit lại tạo ra chất keo cho xã hội bền vững. Thí dụ: nhiều hãng kinh doanh (profit organizations) đang cạnh tranh ráo riết trên thương trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ, nhưng cũng là thành viên trong cùng một tổ chức bất-vụ-lợi (nonprofit organization, trade association) để bảo vệ ngành nghề của giới sản xuất.
Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS, civil society organiztion) mà ta thường thấy dưới dạng hội đoàn, tổ chức cộng đồng (ái hữu, đồng hương, cựu học sinh, cựu quân nhân, cùng ngành nghề, …) tại Mỹ. Sự ra đời của các tập hợp tư/cá nhân với trách nhiệm xã hội qua hình thức tổ chức XHDS như nonprofit organization (hay còn được gọi not-for-profit organization theo thuật ngữ trong kế toán), và các tổ chức phi-chính-phủ (non-government organiztion, NGO) rất cần thiết cho cộng đồng người Việt, nhìn trong tư thế vĩ-mô (văn-kinh-chính-giáo) của người công dân Mỹ-Việt. Hình thức tổ chức XHDS rất đa dạng và phong phú tại Mỹ bởi thực chất dân chủ của xã hội đã được định chế hóa.
Dăm ba người đồng thuận là có thể tạo nên hội hè. Tuy nhiên, xét tới thực lực của XHDS bất-vụ-lợi trong cộng đồng người Mỹ-gốc-Việt lại là chuyện khác. Bởi vì kiến thức của ta (viễn tượng, visions) chưa đến độ phong lưu, và khả năng hiện thực (competencies) chưa đạt mức hiệu năng và tối ưu, vì phải luôn luôn trực diện với 3 trở lực lớn, đã ngăn cản làm chậm bước tiến của chúng ta.
Một vài trường hợp cụ thể về mâu thuẫn như: gây chia rẽ giữa Đệ I và Đệ II của VNCH; khác biệt đối xử về tôn giáo; lý do tỵ nạn khác nhau; kỳ thị phẩm giá giữa trí thức và lao động; quân phiệt và học phiệt, giàu và nghèo, vân vân. Bạn có thể giúp kể thêm nhiều hơn nữa. Nếu ta không biết vượt lên trên, vượt quá khỏi và phá chấp thì sẽ bị trúng kế độc: chỉ chạy lòng vòng quanh miệng chén! dù cho ôm ấp giấc mơ năng động về dân chủ và dân tộc.
Do đó, cá nhân và cộng đồng Mỹ-Việt khi đã nhìn ra hướng tiến dân-chủ-hóa về ViệtNam là dân-chủ và dân tộc rồi, thì kế đến phải là tạo dựng chất keo, ngoài chất xanh và chất xám đã có rồi, như một kỹ năng căn bản trên lộ trình sinh hoạt và tổ chức. Xét người là xét việc. Tổ chức chỉ là phương tiện, sự lãnh đạo mới là thực chất cho công việc. Thử lướt qua phương tiện tại Mỹ trước!
Dưới mắt pháp luật tại xứ Mỹ, chỉ có hai loại tổ chức: tổ chức profit [vị-lợi, tạo lợi-nhuận (hay tiền lời) và được phép chia lợi-nhuận này cho giới chủ nhân sản xuất]; và tổ chức nonprofit [có thể tạo lợi-nhuận, nhưng không được phép chia lợi-nhuận cho giới quản trị điều hành, được đại diện bằng Board of Directors (BoD, Ban Hướng Dẫn), nên cũng được gọi là vô-vị-lợi hay bất-vụ-lợi]. Tổ chức profit là hình thức sinh hoạt của các cơ sở thương mại, kinh doanh. Tổ chức nonprofit là các loại tổ chức, khác với loại profit, được thể hiện qua các dạng tổ chức xã hội dân sự bao gồm đầy đủ các phạm trù sinh hoạt văn-kinh-chính-giáo.
Tinh túy đặc sắc của chế độ tư-bản Mỹ (USA capitalism) là cho phép người dân dùng đồng tiền để gây liên hệ ảnh hưởng đến các mặt quyền lợi, danh vọng và tình cảm của con người theo phạm trù tình-tiền-quyền-danh trong xã hội dưới khung pháp luật. Hậu quả xã hội của các tổ chức profit là tạo ra chất xanh và chất xám cho người dân; tổ chức nonprofit lại tạo ra chất keo cho xã hội bền vững. Thí dụ: nhiều hãng kinh doanh (profit organizations) đang cạnh tranh ráo riết trên thương trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ, nhưng cũng là thành viên trong cùng một tổ chức bất-vụ-lợi (nonprofit organization, trade association) để bảo vệ ngành nghề của giới sản xuất.
Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS, civil society organiztion) mà ta thường thấy dưới dạng hội đoàn, tổ chức cộng đồng (ái hữu, đồng hương, cựu học sinh, cựu quân nhân, cùng ngành nghề, …) tại Mỹ. Sự ra đời của các tập hợp tư/cá nhân với trách nhiệm xã hội qua hình thức tổ chức XHDS như nonprofit organization (hay còn được gọi not-for-profit organization theo thuật ngữ trong kế toán), và các tổ chức phi-chính-phủ (non-government organiztion, NGO) rất cần thiết cho cộng đồng người Việt, nhìn trong tư thế vĩ-mô (văn-kinh-chính-giáo) của người công dân Mỹ-Việt. Hình thức tổ chức XHDS rất đa dạng và phong phú tại Mỹ bởi thực chất dân chủ của xã hội đã được định chế hóa.
Dăm ba người đồng thuận là có thể tạo nên hội hè. Tuy nhiên, xét tới thực lực của XHDS bất-vụ-lợi trong cộng đồng người Mỹ-gốc-Việt lại là chuyện khác. Bởi vì kiến thức của ta (viễn tượng, visions) chưa đến độ phong lưu, và khả năng hiện thực (competencies) chưa đạt mức hiệu năng và tối ưu, vì phải luôn luôn trực diện với 3 trở lực lớn, đã ngăn cản làm chậm bước tiến của chúng ta.
- BA TRỞ LỰC LỚN TRÊN ĐƯỜNG HIỆN THỰC
Trở lực thứ nhất: nhà cầm quyền cộng sản chỉ biết nhắm tới lợi dụng chất xanh (kinh tế) và chất xám (chính trị) của người dân, nhưng chúng rất khờ dại về chất keo (văn hóa và giáo dục) để xây dựng nội lực, vì chính bản chất của cộng sản là đã dựa vào ngoại lai tự thuở cội nguồn (tư tưởng và thế lực). Độc đảng vẫn còn sợ hãi đến các XHDS, bên trong lẫn bên ngoài đất nước (Nguyễn Quang A, 2009). Mưu thuật của Việt-cộng là tạo ra các tổ chức XHDS giả hiệu do nhà nước chỉ huy và trả lương. Còn các tổ chức XHDS phát sinh từ dân chúng thành lập, đều bị công an nhắm tới cản trở và phá hoại.
Độc tài cộng sản là chúa tạo ra mâu thuẫn để vận dụng và chia để trị, nhưng đồng thời lại rất sợ khuynh hướng sinh hoạt dân chủ và dân tộc của người Việt tại hải ngoại nói chung và cộng đồng người Mỹ-Việt nói riêng (Tô Hải, 2015). Xảo thuật cộng sản là dùng dư luận viên, công an mạng (CAM) núp dưới bóng nặc danh, dấu tung tích, và không dám trực diện đối chất để ám sát nhân cách đối phương.
Trở lực thứ nhì: do sự cạnh tranh của nhiều thành phần và các tổ chức sắc dân khác nhau trong xã hội tư bản Mỹ giành giật và chèn ép. Nhưng sự cạnh tranh giữa chúng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp định. Trường hợp đặc thù là các tổ chức XHDS của Mỹ-Việt nhận tài trợ (funding) từ chính phủ để cung cấp các dịch vụ xã hội trong các chương trình định cư như dạy tiếng Mỹ, giúp tìm việc, thi quốc tịch, trợ lão niên, vân vân. Khi tổ chức nhận tài trợ của công quyền thì phải tuân thủ theo các điều kiện do nhà nước qui định. Nếu không nhận ngân sách tài trợ của chính quyền thì phải dựa vào sự đóng góp thiện/tình nguyện của người dân qua niên liễm của thành viên hay các cuộc gây quỹ trong công chúng.
Không phải chỉ có tổ chức XHDS của Mỹ-Việt mới cung ứng dịch vụ cho người Mỹ-gốc-Việt mà các dạng Mỹ khác như Mỹ-Hoa, Mỹ-trắng (thường do ta lầm lẫn gọi là main tream, giòng chính) đứng ra cạnh tranh. Không có ‘chính’ hay ‘phụ’ gì ở đây. Nó là Mỹ. Ta cũng là Mỹ. Mình biết nó giàu, mạnh hơn ta vì tổ tiên nó có mặt trước chúng ta, nhưng đừng để cảnh ma-cũ-ăn-hiếp-ma-mới, mà phải lập thế mà làm. Mạnh dùng sức (cương-lực), yếu dùng chước (nhu-lực). Đừng để tâm lý dân thiểu số mà tự-kỷ-ám-thị, bị thua kém. Mỹ-đen là dân thiểu số mà lên làm tổng thống đó. Thấy chưa! Hơn thua là ở thái độ hành xử của mình.
Tóm lại, tâm lý sợ hãi do cạnh tranh giữa các thế lực sắc tộc khác nhau trong xã hội Mỹ không muốn cộng đồng Mỹ-Việt phát triển lớn mạnh và bền vững làm cho chúng ta yếu mềm. Do đó, dù yếu hay mạnh, ta vẫn phải giữ phong thái và tư thế của ta, vì bất cứ ở tư thế nào cũng có lợi thế và thất thế của nó. Hãy tìm thế lợi và biến thế yếu thành mạnh.
Hai sinh hoạt nổi cộm của các tổ chức Mỹ-Việt trên đất Mỹ trong vòng 5 năm qua đã tạo nên hứng khởi, mang khuynh hướng đem đến chất keo, qui tụ hàng ngàn người là:
Trở lực thứ ba: chính do sự yếu kém nội tại trong bản lãnh lãnh đạo (leadership competencies) của giới quản trị hội đoàn nonprofit hay profit, nên dù mục tiêu (vision) về dân-chủ-hóa có cao xa, mà khả năng hiện thực (competency) về quốc-tế-vận và dân-tộc-vận chưa được nối kết, lên kế hoạch tung hứng và xướng họa, nên nội lực của các tổ chức cứ phải luẩn quẩn trong hoàn cảnh lực-bất-tòng-tâm. Chúng ta đã chấp nhận đa nguyên, đa dạng, đa đảng, không có nghĩa là phải chấp nhận kiểu độc đảng, độc tài theo lối hành xử của cộng sản. Nếu chúng ta bắt chước dùng mưu thuật như chúng, thì thế lực của tổ chức ta, giỏi lắm cũng bằng chúng là cùng!
Các vị lãnh tụ (leaders) của hai phong trào quốc-tế-vận và dân-tộc-vận phải vận dụng các mục tiêu bên ngoài (stated purposes) để che dấu các mục tiêu thật sự bên trong (true purposes) cho việc tạo thế (lãnh đạo mọi người dưới trướng mình) và tạo lực (gây ngân quỹ dồi dào để hiện thực việc đầu tiên), có thể mang đến lợi ích ngắn hạn, nhưng về lâu về dài tất tai hại.
Nhiều đoàn thể tin rằng, đầu tiên là tiền đâu? nên chọn mục tiêu tối hậu là tạo dựng tiền bạc lên hàng đầu trong bốn thông số (variables) tình-tiền-quyền-danh, bất chấp sự vắng bóng của chất keo cho nội bộ. Được tiền nhưng mất bạn đồng hành. Ở Mỹ mà nối lòng người chưa xong thì mong gì gạch nối trong-ngoài giữa Hoa-Kỳ và ViệtNam? Đừng quên bài bản về lý luận: nhất kiến, nhì kiên, tam tiền và tứ tiến (Kim Định, 1990). Tiền là bước thứ ba, chứ không phải là bước thứ nhất.
Tóm tắt: trở lực thứ nhất và thứ nhì là chuyện nhỏ vì là trở ngại bên ngoài, mà chúng ta thường hay đổ thừa thất bại của mình vì những người khác. Trở lực thứ ba là chuyện bên trong: trong mình và chính nội bộ của mình. Tự thắng chính mình mới là khó, còn các loại thắng khác thì tùy vào các loại xe mình đang sử dụng. Nói thắng thì dễ mà làm thì khó khăn vô cùng. Bởi vì: xét-người-là-xét-việc. Nên cần hãy xét lại những bài bản và việc làm của ta trong quá khứ.
Độc tài cộng sản là chúa tạo ra mâu thuẫn để vận dụng và chia để trị, nhưng đồng thời lại rất sợ khuynh hướng sinh hoạt dân chủ và dân tộc của người Việt tại hải ngoại nói chung và cộng đồng người Mỹ-Việt nói riêng (Tô Hải, 2015). Xảo thuật cộng sản là dùng dư luận viên, công an mạng (CAM) núp dưới bóng nặc danh, dấu tung tích, và không dám trực diện đối chất để ám sát nhân cách đối phương.
Trở lực thứ nhì: do sự cạnh tranh của nhiều thành phần và các tổ chức sắc dân khác nhau trong xã hội tư bản Mỹ giành giật và chèn ép. Nhưng sự cạnh tranh giữa chúng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp định. Trường hợp đặc thù là các tổ chức XHDS của Mỹ-Việt nhận tài trợ (funding) từ chính phủ để cung cấp các dịch vụ xã hội trong các chương trình định cư như dạy tiếng Mỹ, giúp tìm việc, thi quốc tịch, trợ lão niên, vân vân. Khi tổ chức nhận tài trợ của công quyền thì phải tuân thủ theo các điều kiện do nhà nước qui định. Nếu không nhận ngân sách tài trợ của chính quyền thì phải dựa vào sự đóng góp thiện/tình nguyện của người dân qua niên liễm của thành viên hay các cuộc gây quỹ trong công chúng.
Không phải chỉ có tổ chức XHDS của Mỹ-Việt mới cung ứng dịch vụ cho người Mỹ-gốc-Việt mà các dạng Mỹ khác như Mỹ-Hoa, Mỹ-trắng (thường do ta lầm lẫn gọi là main tream, giòng chính) đứng ra cạnh tranh. Không có ‘chính’ hay ‘phụ’ gì ở đây. Nó là Mỹ. Ta cũng là Mỹ. Mình biết nó giàu, mạnh hơn ta vì tổ tiên nó có mặt trước chúng ta, nhưng đừng để cảnh ma-cũ-ăn-hiếp-ma-mới, mà phải lập thế mà làm. Mạnh dùng sức (cương-lực), yếu dùng chước (nhu-lực). Đừng để tâm lý dân thiểu số mà tự-kỷ-ám-thị, bị thua kém. Mỹ-đen là dân thiểu số mà lên làm tổng thống đó. Thấy chưa! Hơn thua là ở thái độ hành xử của mình.
Tóm lại, tâm lý sợ hãi do cạnh tranh giữa các thế lực sắc tộc khác nhau trong xã hội Mỹ không muốn cộng đồng Mỹ-Việt phát triển lớn mạnh và bền vững làm cho chúng ta yếu mềm. Do đó, dù yếu hay mạnh, ta vẫn phải giữ phong thái và tư thế của ta, vì bất cứ ở tư thế nào cũng có lợi thế và thất thế của nó. Hãy tìm thế lợi và biến thế yếu thành mạnh.
Hai sinh hoạt nổi cộm của các tổ chức Mỹ-Việt trên đất Mỹ trong vòng 5 năm qua đã tạo nên hứng khởi, mang khuynh hướng đem đến chất keo, qui tụ hàng ngàn người là:
- Vận-động-hành-lang theo phong cách vận động quốc tế (cho khuynh hướng dân chủ); và
- Đại-nhạc-hội-đấu-tranh theo phong cách vận động dân tộc (cho khuynh hướng dân tộc).
Trở lực thứ ba: chính do sự yếu kém nội tại trong bản lãnh lãnh đạo (leadership competencies) của giới quản trị hội đoàn nonprofit hay profit, nên dù mục tiêu (vision) về dân-chủ-hóa có cao xa, mà khả năng hiện thực (competency) về quốc-tế-vận và dân-tộc-vận chưa được nối kết, lên kế hoạch tung hứng và xướng họa, nên nội lực của các tổ chức cứ phải luẩn quẩn trong hoàn cảnh lực-bất-tòng-tâm. Chúng ta đã chấp nhận đa nguyên, đa dạng, đa đảng, không có nghĩa là phải chấp nhận kiểu độc đảng, độc tài theo lối hành xử của cộng sản. Nếu chúng ta bắt chước dùng mưu thuật như chúng, thì thế lực của tổ chức ta, giỏi lắm cũng bằng chúng là cùng!
Các vị lãnh tụ (leaders) của hai phong trào quốc-tế-vận và dân-tộc-vận phải vận dụng các mục tiêu bên ngoài (stated purposes) để che dấu các mục tiêu thật sự bên trong (true purposes) cho việc tạo thế (lãnh đạo mọi người dưới trướng mình) và tạo lực (gây ngân quỹ dồi dào để hiện thực việc đầu tiên), có thể mang đến lợi ích ngắn hạn, nhưng về lâu về dài tất tai hại.
Nhiều đoàn thể tin rằng, đầu tiên là tiền đâu? nên chọn mục tiêu tối hậu là tạo dựng tiền bạc lên hàng đầu trong bốn thông số (variables) tình-tiền-quyền-danh, bất chấp sự vắng bóng của chất keo cho nội bộ. Được tiền nhưng mất bạn đồng hành. Ở Mỹ mà nối lòng người chưa xong thì mong gì gạch nối trong-ngoài giữa Hoa-Kỳ và ViệtNam? Đừng quên bài bản về lý luận: nhất kiến, nhì kiên, tam tiền và tứ tiến (Kim Định, 1990). Tiền là bước thứ ba, chứ không phải là bước thứ nhất.
Tóm tắt: trở lực thứ nhất và thứ nhì là chuyện nhỏ vì là trở ngại bên ngoài, mà chúng ta thường hay đổ thừa thất bại của mình vì những người khác. Trở lực thứ ba là chuyện bên trong: trong mình và chính nội bộ của mình. Tự thắng chính mình mới là khó, còn các loại thắng khác thì tùy vào các loại xe mình đang sử dụng. Nói thắng thì dễ mà làm thì khó khăn vô cùng. Bởi vì: xét-người-là-xét-việc. Nên cần hãy xét lại những bài bản và việc làm của ta trong quá khứ.
- BÀI BẢN TỔ CHỨC SINH HOẠT BẤT-VỤ-LỢI
Ôn lại: đối với chính phủ Mỹ, chỉ có hai loại tổ chức của dân chúng trong xã hội: profit (lợi-nhuận hay vụ-lợi) và nonprofit (phi-lợi-nhuận hay bất-vụ-lợi). Ngoài ra, các tổ chức chính trị (chính đảng) được xem như một nhánh nhỏ (subset) của nonprofit. Tổ chức nonprofit sẽ được hưởng một số đặc quyền về khấu trừ thuế (501.c.3). Vì thuế má là vấn đề sinh tử của nhà nước, nên chính phủ đặt tất cả mọi loại tổ chức dân sự dưới quyền kiểm kê của sở thuế vụ trong ba cấp: cấp liên bang IRS (Internal Revenue Services), cấp tiểu bang, và thường dính líu luôn cả cấp địa phương (county và city).
Tổ chức vụ-lợi thì đơn giản hơn bất-vụ-lợi nhiều vì chỉ đặt nặng trên bản lãnh kinh thương và đôi khi lại tìm cách ảnh hưởng lên chính trị. Tổ chức bất-vụ-lợi thì phức tạp hơn vì phải thêm khả năng nương tựa vào chính trường để cạnh tranh kiếm tiền cho ngân sách (funding). Vì hội đoàn bất-vụ-lợi không thể nhận tiền (grant) của chính phủ cho mục tiêu này mà xài chệch hướng (deviation) cho mục tiêu khác; nên việc xin grant và xài grant trở thành nhu cầu sinh tử của nhiều hội đoàn phi-lợi-nhuận, chuyên cung cấp các dịch vụ xã hội. Xin grant là một nghề chuyên môn trong việc điều hành ngân quỹ tổ chức. Đôi lúc, phải tìm cách tạo ra nhu cầu (demand) xã hội thì chính phủ mới cung ứng (supply) ngân sách cho chương trình dịch vụ.
Nhà nước Mỹ lấy thuế (taxes) từ dân để cung ứng cho chi tiêu của chính phủ (government spendings). Không đủ tiền thì phải vay mượn. Vì hai nhu cầu về an sinh (welfare) và an ninh (security) luôn là sự chọn lựa khó khăn và phức tạp cho các nhà lãnh đạo Mỹ, nên nợ quốc gia (national debt) trở thành gánh nặng. Một mặt, quốc hội phải cân bằng ngân sách qua sự cắt giảm các dịch vụ xã hội thuộc an sinh. Mặt khác, Mỹ đang o bế Việt-cộng chống Trung-cộng thuộc an ninh, nên khó lòng tài trợ cho các tổ chức chống cộng đi ngược lại quyền lợi xứ Mỹ. Cả hai mặt thất thế đã khiến cho lãnh đạo các hội đoàn bất-vụ-lợi Mỹ-Việt hết sức lo lắng. Sách lược và mưu thuật tiến hành của các tổ chức nhận tài trợ từ chính phủ trong việc gây quỹ cần phải được điều chỉnh và quyền biến.
Cơ cấu tổ chức được bắt đầu bằng Bản Luật Định (Bylaws) để minh định quyền lực, sử dụng tiền bạc và giới hạn pháp lý. Trước tiên, là của Ban Hướng Dẫn (BHD, Board of Directors, Leaders) trong vai trò hoạch định chính sách. Sau đó, là của Ban Điều Hành (BĐH, Board of Executives, Managers) trong vai trò phối hợp và quản lý để thực hiện các chương trình cụ thể. Lãnh tụ của BHD được gọi là vị Chủ-tịch (Chairman) trong một ban nhiều người tình nguyện. Lãnh tụ của BĐH được gọi là vị Giám Đốc (President, hay CEO = Chief Executive Officer) cùng với các nhân viên điều hành khác (CFO = Chief Finace Officer, COO = Chief Operation Officer).
BĐH được thuê mướn và có lãnh lương. Tiêu chuẩn về cơ cấu của tổ chức bất-vụ-lợi rất đơn giản (xem https://www.sba.gov/blogs/how-start-non-profit-organization-0)
Luật pháp Mỹ cho phép tổ chức bất-vụ-lợi gây quỹ, tạo ra tiền, kiếm lợi nhuận, nhưng tuyệt đối không-cho-phép-chia-lợi-nhuận đó cho BHD vì họ là đại diện, giữ vai trò giới chủ của hội đoàn. Chính vì thế mà danh từ ‘not-for-profit’ có ý nghĩa hơn ‘nonprofit’. Còn BĐH thì được trả lương vì họ chỉ là nhân viên được thuê mướn. Không có tiền trả lương cho nhân viên trong BĐH thì tổ chức sẽ tiêu vong. Tư thế của lãnh tụ: vừa đứng trong BHD, vừa đứng trong BĐH là không ổn, sẽ không vững bền, vì gây mâu thuẫn lợi ích (conflict of interests), dẫn tới sự lạm dụng và thiếu công minh trong tổ chức. Kiến thức công chúng ít biết về viêc này.
Hiệu năng (efficiency) của tổ chức bất-vụ-lợi thường được đo lường bằng tỉ số vận dụng (utilization ratio) giữa tổng số tiền grants nhận được trên số lương trả cho nhân viên điều hành (employees salaries/wages), và ngân sách thực hiện các chương trình dịch vụ xã hội (service programs) trong việc sử dụng tiền do công chúng đóng thuế (public grants). Thí dụ: một tổ chức xin được $3.2 triệu từ chính phủ, trả cho nhân viên và cơ sở hết $2.2 triệu (10 văn phòng với 50 nhân viên), và còn lại $1.0 triệu cho chương trình trợ giúp công chúng; thì nuôi nhân viên lên đến 68.75% (2.2/3.2) mà phục vụ chỉ có 31.25% (1.0/3.2), hiệu năng rất là kém cỏi. Tỉ số vận dụng phải có độ 20% (giúp mình) ứng với 80% (giúp người) mới đạt được thành tích hiệu năng tối ưu. Tiêu chuẩn trung bình là 4–6: cho mình 40%, cho người 60%. Cho người nhiều hơn, tự khắc chất keo sinh ra theo nhân-quả. Đó là hạnh bố thí (Phật-học). Còn cho mình 0% là loại ‘mát-dây’!
Tổ chức vụ-lợi thì đơn giản hơn bất-vụ-lợi nhiều vì chỉ đặt nặng trên bản lãnh kinh thương và đôi khi lại tìm cách ảnh hưởng lên chính trị. Tổ chức bất-vụ-lợi thì phức tạp hơn vì phải thêm khả năng nương tựa vào chính trường để cạnh tranh kiếm tiền cho ngân sách (funding). Vì hội đoàn bất-vụ-lợi không thể nhận tiền (grant) của chính phủ cho mục tiêu này mà xài chệch hướng (deviation) cho mục tiêu khác; nên việc xin grant và xài grant trở thành nhu cầu sinh tử của nhiều hội đoàn phi-lợi-nhuận, chuyên cung cấp các dịch vụ xã hội. Xin grant là một nghề chuyên môn trong việc điều hành ngân quỹ tổ chức. Đôi lúc, phải tìm cách tạo ra nhu cầu (demand) xã hội thì chính phủ mới cung ứng (supply) ngân sách cho chương trình dịch vụ.
Nhà nước Mỹ lấy thuế (taxes) từ dân để cung ứng cho chi tiêu của chính phủ (government spendings). Không đủ tiền thì phải vay mượn. Vì hai nhu cầu về an sinh (welfare) và an ninh (security) luôn là sự chọn lựa khó khăn và phức tạp cho các nhà lãnh đạo Mỹ, nên nợ quốc gia (national debt) trở thành gánh nặng. Một mặt, quốc hội phải cân bằng ngân sách qua sự cắt giảm các dịch vụ xã hội thuộc an sinh. Mặt khác, Mỹ đang o bế Việt-cộng chống Trung-cộng thuộc an ninh, nên khó lòng tài trợ cho các tổ chức chống cộng đi ngược lại quyền lợi xứ Mỹ. Cả hai mặt thất thế đã khiến cho lãnh đạo các hội đoàn bất-vụ-lợi Mỹ-Việt hết sức lo lắng. Sách lược và mưu thuật tiến hành của các tổ chức nhận tài trợ từ chính phủ trong việc gây quỹ cần phải được điều chỉnh và quyền biến.
Cơ cấu tổ chức được bắt đầu bằng Bản Luật Định (Bylaws) để minh định quyền lực, sử dụng tiền bạc và giới hạn pháp lý. Trước tiên, là của Ban Hướng Dẫn (BHD, Board of Directors, Leaders) trong vai trò hoạch định chính sách. Sau đó, là của Ban Điều Hành (BĐH, Board of Executives, Managers) trong vai trò phối hợp và quản lý để thực hiện các chương trình cụ thể. Lãnh tụ của BHD được gọi là vị Chủ-tịch (Chairman) trong một ban nhiều người tình nguyện. Lãnh tụ của BĐH được gọi là vị Giám Đốc (President, hay CEO = Chief Executive Officer) cùng với các nhân viên điều hành khác (CFO = Chief Finace Officer, COO = Chief Operation Officer).
BĐH được thuê mướn và có lãnh lương. Tiêu chuẩn về cơ cấu của tổ chức bất-vụ-lợi rất đơn giản (xem https://www.sba.gov/blogs/how-start-non-profit-organization-0)
Luật pháp Mỹ cho phép tổ chức bất-vụ-lợi gây quỹ, tạo ra tiền, kiếm lợi nhuận, nhưng tuyệt đối không-cho-phép-chia-lợi-nhuận đó cho BHD vì họ là đại diện, giữ vai trò giới chủ của hội đoàn. Chính vì thế mà danh từ ‘not-for-profit’ có ý nghĩa hơn ‘nonprofit’. Còn BĐH thì được trả lương vì họ chỉ là nhân viên được thuê mướn. Không có tiền trả lương cho nhân viên trong BĐH thì tổ chức sẽ tiêu vong. Tư thế của lãnh tụ: vừa đứng trong BHD, vừa đứng trong BĐH là không ổn, sẽ không vững bền, vì gây mâu thuẫn lợi ích (conflict of interests), dẫn tới sự lạm dụng và thiếu công minh trong tổ chức. Kiến thức công chúng ít biết về viêc này.
Hiệu năng (efficiency) của tổ chức bất-vụ-lợi thường được đo lường bằng tỉ số vận dụng (utilization ratio) giữa tổng số tiền grants nhận được trên số lương trả cho nhân viên điều hành (employees salaries/wages), và ngân sách thực hiện các chương trình dịch vụ xã hội (service programs) trong việc sử dụng tiền do công chúng đóng thuế (public grants). Thí dụ: một tổ chức xin được $3.2 triệu từ chính phủ, trả cho nhân viên và cơ sở hết $2.2 triệu (10 văn phòng với 50 nhân viên), và còn lại $1.0 triệu cho chương trình trợ giúp công chúng; thì nuôi nhân viên lên đến 68.75% (2.2/3.2) mà phục vụ chỉ có 31.25% (1.0/3.2), hiệu năng rất là kém cỏi. Tỉ số vận dụng phải có độ 20% (giúp mình) ứng với 80% (giúp người) mới đạt được thành tích hiệu năng tối ưu. Tiêu chuẩn trung bình là 4–6: cho mình 40%, cho người 60%. Cho người nhiều hơn, tự khắc chất keo sinh ra theo nhân-quả. Đó là hạnh bố thí (Phật-học). Còn cho mình 0% là loại ‘mát-dây’!
- CẦN THAY ĐỔI PHONG THÁI SINH HOẠT
Cơ cấu tổ chức tuy cần thiết cho cả hai loại hội đoàn, bất-vụ-lợi và vụ-lợi, nhưng phong thái sinh hoạt của giới lãnh đạo và các nhân viên điều hành cũng không kém phần quan trọng, bởi vì cơ cấu thì phải theo khuôn khổ pháp định, còn phong thái thì do tự ta quyết định. Tự do chọn lựa. Phong thái sinh hoạt chưa nhuần nhuyễn vì trở lực loại thứ ba đã ngăn cản sự phát triển cho các tổ chức XHDS tại Mỹ.
Phong thái sinh hoạt đòi hỏi giới hành-giả (practitioners) phải thể hiện đầy đủ 3 loại thông minh cùng lúc: 1. thông minh suy tính (Rational Intelligence, RI; trước đây thường gọi là IQ) để có sách lược và chính thuật; 2. thông minh tình cảm (Emotional Intelligence) để có sự thông cảm và đồng cảm, dẫn tới sự hợp tác (collaboration) của nhiều người; và 3. thông minh tinh thần (Spiritual Intelligence, SI), để đem đến giá trị và ý nghĩa của sinh hoạt, hầu đáp ứng nỗi nhu cầu yểm trợ cho khuynh hướng dân chủ và dân tộc trong tiến trình dân-chủ-hóa ViệtNam.
Các sách lược xây dựng nội lực từ trước đến nay của người Việt nước ngoài, đặc biệt là sự năng động của người Mỹ-Việt, đã có đủ loại từ các dạng tổ chức khác nhau như vụ-lợi, bất-vụ-lợi và chính trị (chính đảng). Nhưng kiến thức tu dưỡng của giới lãnh đạo thường chỉ xoay quanh hai loại thông minh tính toán và cảm tính, mà còn thiếu vắng rất nhiều ở loại thông minh thứ ba. thông mình tinh thần, nên kết quả là thiếu vắng sự đắc-nhân-tâm để tạo nên chất keo cần có.
Ở Đài-Loan có nhà văn quá cố Bá-Dương (柏楊 – BoYang, 1920-2008) nổi tiếng về nhận định Người Trung Quốc Xấu Xí (http://vnthuquan.net/truyen/) để nhắc nhở mọi người công dân tự sửa mình, bằng cách kê khai ra cả trăm tính tiêu cực, đã đè nén nhân cách con người. Nhờ những cảm nhận đó mà nhiều người, Tàu hoặc không-phải-Tàu, đã tự cải tiến sửa đổi, mang đến nhiều phong thái sinh hoạt đổi mới trong xã hội. Ở Mỹ cũng có ông thầy dạy quản trị học lừng danh, tên là Peter Drucker (1909-2005). Drucker cũng chỉ là một trong vài chục bậc sư phụ thuộc ngành này, đã từng chỉ bảo học trò mình khi muốn tự phong làm lãnh tụ, cần phải nhớ kỹ các điều này:
Phong thái sinh hoạt đòi hỏi giới hành-giả (practitioners) phải thể hiện đầy đủ 3 loại thông minh cùng lúc: 1. thông minh suy tính (Rational Intelligence, RI; trước đây thường gọi là IQ) để có sách lược và chính thuật; 2. thông minh tình cảm (Emotional Intelligence) để có sự thông cảm và đồng cảm, dẫn tới sự hợp tác (collaboration) của nhiều người; và 3. thông minh tinh thần (Spiritual Intelligence, SI), để đem đến giá trị và ý nghĩa của sinh hoạt, hầu đáp ứng nỗi nhu cầu yểm trợ cho khuynh hướng dân chủ và dân tộc trong tiến trình dân-chủ-hóa ViệtNam.
Các sách lược xây dựng nội lực từ trước đến nay của người Việt nước ngoài, đặc biệt là sự năng động của người Mỹ-Việt, đã có đủ loại từ các dạng tổ chức khác nhau như vụ-lợi, bất-vụ-lợi và chính trị (chính đảng). Nhưng kiến thức tu dưỡng của giới lãnh đạo thường chỉ xoay quanh hai loại thông minh tính toán và cảm tính, mà còn thiếu vắng rất nhiều ở loại thông minh thứ ba. thông mình tinh thần, nên kết quả là thiếu vắng sự đắc-nhân-tâm để tạo nên chất keo cần có.
Ở Đài-Loan có nhà văn quá cố Bá-Dương (柏楊 – BoYang, 1920-2008) nổi tiếng về nhận định Người Trung Quốc Xấu Xí (http://vnthuquan.net/truyen/) để nhắc nhở mọi người công dân tự sửa mình, bằng cách kê khai ra cả trăm tính tiêu cực, đã đè nén nhân cách con người. Nhờ những cảm nhận đó mà nhiều người, Tàu hoặc không-phải-Tàu, đã tự cải tiến sửa đổi, mang đến nhiều phong thái sinh hoạt đổi mới trong xã hội. Ở Mỹ cũng có ông thầy dạy quản trị học lừng danh, tên là Peter Drucker (1909-2005). Drucker cũng chỉ là một trong vài chục bậc sư phụ thuộc ngành này, đã từng chỉ bảo học trò mình khi muốn tự phong làm lãnh tụ, cần phải nhớ kỹ các điều này:
- Ai muốn làm lãnh tụ (leader), đều phải có người theo (followers). Có nhiều bực thức-giả là nhà nghiên cứu, phê bình, nhà giáo, là tiên tri, tư tưởng gia, lý thuyết gia; tất cả các thứ này đều quan trọng, nhưng nếu không có ai theo hết, thì không có lãnh tụ chi cả.
- Nhà lãnh đạo ngoài tầm nhìn xa và hiểu rộng, cần phải có những chương trình hành sự, những thí dụ điển hình và cụ thể, và nhất là phải làm gương trước.
- Một nhà lãnh đạo hữu hiệu phải biết tạo kết quả. Có nhiều vị được người đời thương mến và nể phục, nhưng nổi danh vẫn không làm ra sự lãnh đạo tài ba được, mà hành động với phương pháp thực tiễn mới mang tới kết quả đúng và tốt được.
- Lãnh đạo cũng không phải chỉ do tình, tiền, quyền, danh tạo thành; những thứ này chỉ là phương tiện cần thiết bên ngoài; mà cốt yếu, chính là phải do sự chịu trách nhiệm bên trong nội bộ.
[Hesseibein, 1996, tr. xii]
Bài bản của Drucker rất cần thiết, nhưng vẫn còn thiếu nhiều đặc tính về phong thái lãnh đạo của sự khôn ngoan Đông Phương qua bộ ba tư tưởng Nho-Phật-Lão. Nhưng các chủ đề này không phải là mục tiêu của bài xã luận này. Nếu trong chúng ta, có những người Mỹ-Việt, đang thủ diễn vai trò lãnh-tụ-do-tự-phong (self-appointed leader) hay những người-theo-vì-cảm-tính (emotionally followers) cần phải quán chiếu lại toàn bộ sách lược và chính thuật của tổ chức mình.
Giới lãnh đạo Mỹ-Việt cần tự nhắn nhủ và cố gắng tập luyện 3 đức tính đắc-nhân-tâm trong bước đường đầu cho các sinh hoạt cộng đồng như sau:
Kết quả là phong thái lãnh đạo và tổ chức chúng ta sẽ đổi khác, được nhiều người quí mến và nể phục hơn vì đã có thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Muốn bắt thì hãy thả ra (Lão-học).
Hãy thử thay đổi thái độ (attitude) sinh hoạt của ta trước, bằng cách tổng hợp các sự suy nghĩ (cognitive), cảm nghĩ (affective) về phép đắc-nhân-tâm, và dùng nỗ lực (conative) của mình đem đến một hạnh kiểm (behavior) mới để dẫn tới một phong thái hành động (action) thích ứng, hầu tránh khỏi các khuyết điểm trong quá khứ, như đã có nhiều người phê bình xây dựng như sau:
Dưới mắt pháp luật, khi lập hội lấy tên là ‘Cộng Đồng’ thì đây chỉ là tên hội, chứ không mang giá trị pháp định nào cả. Giá trị thật sự của cộng đồng là các vị đại diện dân cử, được phép thu thuế và sử dụng ngân sách của nhà nước qua các chương trình phục vụ. Thí dụ: ông/bà ABC có chức là chủ tịch hay giám đốc của một hội cộng đồng tại địa phương DEF thì phải hiểu là: vị lãnh đạo của Hội (mang tên) Cộng Đồng DEF. Bỏ chữ ‘Hội’ ra và tưởng mình là lãnh tụ của mọi người là lầm lẫn rất lớn. Dù các vị đại diện dân cử có được mình ủng hộ và bầu cử hay không, mà nếu họ ra luật thì tất cả công chúng địa phương không thể nào cưỡng lại được, phải tuân thủ.
Chúng ta có thể bất đồng chính kiến với các vị dân cử qua sự bày tỏ phản biện. Nếu không xong thì đợi vài năm sau, bầu chọn cho ứng cử viên khác. Hoặc ngon hơn, tự mình ra vận động tranh cử. Bên Mỹ-quốc thì cho phép, bên Mỹ-Tho thì không xong. Trong khi đó, đối với đoàn thể hay tổ chức Mỹ-Việt nào, càng muốn chơi trội, ra vẻ bao trùm danh nghĩa của mọi người thì dễ bị lôi xuống. Hễ ai muốn lên thì sẽ bị kéo xuống (Thiên-chúa-học). Còn nếu muốn có tiền thì chỉ thu được niên liễm của thành viên, hoặc dùng ‘show’ gây quỹ trước công chúng, hoặc hay hơn nữa thì làm kinh tài (như nhiều chính đảng đã thành công) vì chính phủ cho phép, miễn là có thanh toán thuế vụ kỹ càng. Càng khuyến khích, hỗ trợ người Mỹ-Việt ra tranh cử, càng đông càng tốt. Đừng sợ vụ ‘cua VN’ (con này kéo con kia xuống). Môi trường sinh hoạt dân chủ địa phương lần lượt sẽ sa thải mọi vị thế yếu kém qua sự bỏ cuộc, hoặc chơi xấu bị phạt vạ vì trái luật.
Giới lãnh đạo Mỹ-Việt cần tự nhắn nhủ và cố gắng tập luyện 3 đức tính đắc-nhân-tâm trong bước đường đầu cho các sinh hoạt cộng đồng như sau:
- Tránh ham-nổ-và-ham-nổi (đối với trời để dẫn tới thiên thời);
- Công minh trong cách gây quỹ và xài tiền (đối với đất để dẫn tới địa lợi); và
- Hứa-giữ-lời và Hẹn-đúng-giờ (đối với người để dẫn tới nhân hòa).
Kết quả là phong thái lãnh đạo và tổ chức chúng ta sẽ đổi khác, được nhiều người quí mến và nể phục hơn vì đã có thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Muốn bắt thì hãy thả ra (Lão-học).
Hãy thử thay đổi thái độ (attitude) sinh hoạt của ta trước, bằng cách tổng hợp các sự suy nghĩ (cognitive), cảm nghĩ (affective) về phép đắc-nhân-tâm, và dùng nỗ lực (conative) của mình đem đến một hạnh kiểm (behavior) mới để dẫn tới một phong thái hành động (action) thích ứng, hầu tránh khỏi các khuyết điểm trong quá khứ, như đã có nhiều người phê bình xây dựng như sau:
- Hội mang tên cộng đồng không có tính cách đại diện pháp định cho đồng bào.
Dưới mắt pháp luật, khi lập hội lấy tên là ‘Cộng Đồng’ thì đây chỉ là tên hội, chứ không mang giá trị pháp định nào cả. Giá trị thật sự của cộng đồng là các vị đại diện dân cử, được phép thu thuế và sử dụng ngân sách của nhà nước qua các chương trình phục vụ. Thí dụ: ông/bà ABC có chức là chủ tịch hay giám đốc của một hội cộng đồng tại địa phương DEF thì phải hiểu là: vị lãnh đạo của Hội (mang tên) Cộng Đồng DEF. Bỏ chữ ‘Hội’ ra và tưởng mình là lãnh tụ của mọi người là lầm lẫn rất lớn. Dù các vị đại diện dân cử có được mình ủng hộ và bầu cử hay không, mà nếu họ ra luật thì tất cả công chúng địa phương không thể nào cưỡng lại được, phải tuân thủ.
Chúng ta có thể bất đồng chính kiến với các vị dân cử qua sự bày tỏ phản biện. Nếu không xong thì đợi vài năm sau, bầu chọn cho ứng cử viên khác. Hoặc ngon hơn, tự mình ra vận động tranh cử. Bên Mỹ-quốc thì cho phép, bên Mỹ-Tho thì không xong. Trong khi đó, đối với đoàn thể hay tổ chức Mỹ-Việt nào, càng muốn chơi trội, ra vẻ bao trùm danh nghĩa của mọi người thì dễ bị lôi xuống. Hễ ai muốn lên thì sẽ bị kéo xuống (Thiên-chúa-học). Còn nếu muốn có tiền thì chỉ thu được niên liễm của thành viên, hoặc dùng ‘show’ gây quỹ trước công chúng, hoặc hay hơn nữa thì làm kinh tài (như nhiều chính đảng đã thành công) vì chính phủ cho phép, miễn là có thanh toán thuế vụ kỹ càng. Càng khuyến khích, hỗ trợ người Mỹ-Việt ra tranh cử, càng đông càng tốt. Đừng sợ vụ ‘cua VN’ (con này kéo con kia xuống). Môi trường sinh hoạt dân chủ địa phương lần lượt sẽ sa thải mọi vị thế yếu kém qua sự bỏ cuộc, hoặc chơi xấu bị phạt vạ vì trái luật.
- Vận-động-hành-lang-ngang-hông-văn-phòng
Vận động hành lang (lobbying) chỉ là một trong nhiều phương cách vận động quốc tế cho ViệtNam. Và vận động quốc tế chỉ là chính thuật của một sách lược quốc-tế-hóa vấn đề Việt Nam. Do đó, mặc dầu Mỹ là ngon lành nhất, nhưng chưa đủ! phải cần có thêm Canada, Pháp, Đức, Nhật, Na Uy, Thụy Điển, Ba Lan, Tiệp Khắc, Phần Lan, … Hễ xứ nào viện trợ cho tiền Việt-cộng là họ sợ hành lang của những quốc hội này. Không phải chỉ có hành lang quốc hội bên ngoài ViệtNam, mà ngay tại các tòa đại sứ ngoại quốc trong nước cũng có thể gây ảnh hưởng không kém. Các bloggers tại Việt Nam đã xài qua thuật này, đâu cần người bên ngoài dạy bảo.
Trên Washington DC, đã có nhiều nhà vận động (lobbyist) rất giỏi nhưng đa số là thiện nguyện viên, chưa có đủ phương tiện và thời giờ để quán xuyến, duy chỉ có một vài chính đảng Mỹ-Việt hoặc hội đoàn được funded là đủ sức chịu đựng. Vận động hành lang là một nghề sinh ra tiền mà ít ai nghĩ đến. Có cả công ty cung ứng dịch vụ vận động hành lang nữa. Thực lực chính vẫn là ảnh hưởng chính trị (political clout) của đồng bào Mỹ-Việt đến từ số tiền và số phiếu cử tri.
Toàn cảnh của quốc-tế-vận phải là vận động từ dưới (địa phương) đi lên, và từ trên (Washington DC) đi xuống. Muốn vậy thì phải tụ hội muôn người lại. Muốn tụ người lại thì phải lấy lòng thiên hạ, phải đắc-nhân-tâm, phải biết vận động dân tộc, phải biết ca-vũ-nhạc-kịch, vì người Việt rất thích ca nhạc, mỗi người là một ca sĩ. Còn dương dương tự đắc, mục hạ vô nhân, xem mình như thủ lãnh tối cao, (một loại hình minh quân thủ tướng) thì cần phải đi gặp thầy Bá-Dương gấp!
Lão-Tử dặn rằng: khi làm xong một việc lớn thì ta phải nói đó là công của thiên hạ. Rồi ai cũng sẽ biết đến và cảm ơn ta. Còn như chỉ thuộc bài high profiled (cao danh vọng) của tây-phương mà quên tính khiêm nhường của đông-phương thì công khó tạo ra, khó kéo dài lâu! Nổi danh thì dễ lấy tiền và khiêm tốn thì dễ lấy lòng. Nhưng nếu có ai hỏi tiền lấy được xài vào việc gì thì cứ thẳng thắn trình bày thì cũng chiếm được cảm tình của người hỏi. [Nhớ đừng trả lời cho những tay NATO (No-Action-Talk-Only), đã không đóng góp công/của nào, lại còn miệng lưỡi ‘ủng hộ tinh thần’]. Không có gì bí mật mà phải nín thinh, hoặc câu giờ, khiến thiên hạ hiểu lầm là có tham nhũng, hoặc bao che (favoritism). Trong sinh hoạt vì dân chủ cần phải có sự công minh (transparency), nhất là trong vòng nội bộ.
Trên Washington DC, đã có nhiều nhà vận động (lobbyist) rất giỏi nhưng đa số là thiện nguyện viên, chưa có đủ phương tiện và thời giờ để quán xuyến, duy chỉ có một vài chính đảng Mỹ-Việt hoặc hội đoàn được funded là đủ sức chịu đựng. Vận động hành lang là một nghề sinh ra tiền mà ít ai nghĩ đến. Có cả công ty cung ứng dịch vụ vận động hành lang nữa. Thực lực chính vẫn là ảnh hưởng chính trị (political clout) của đồng bào Mỹ-Việt đến từ số tiền và số phiếu cử tri.
Toàn cảnh của quốc-tế-vận phải là vận động từ dưới (địa phương) đi lên, và từ trên (Washington DC) đi xuống. Muốn vậy thì phải tụ hội muôn người lại. Muốn tụ người lại thì phải lấy lòng thiên hạ, phải đắc-nhân-tâm, phải biết vận động dân tộc, phải biết ca-vũ-nhạc-kịch, vì người Việt rất thích ca nhạc, mỗi người là một ca sĩ. Còn dương dương tự đắc, mục hạ vô nhân, xem mình như thủ lãnh tối cao, (một loại hình minh quân thủ tướng) thì cần phải đi gặp thầy Bá-Dương gấp!
Lão-Tử dặn rằng: khi làm xong một việc lớn thì ta phải nói đó là công của thiên hạ. Rồi ai cũng sẽ biết đến và cảm ơn ta. Còn như chỉ thuộc bài high profiled (cao danh vọng) của tây-phương mà quên tính khiêm nhường của đông-phương thì công khó tạo ra, khó kéo dài lâu! Nổi danh thì dễ lấy tiền và khiêm tốn thì dễ lấy lòng. Nhưng nếu có ai hỏi tiền lấy được xài vào việc gì thì cứ thẳng thắn trình bày thì cũng chiếm được cảm tình của người hỏi. [Nhớ đừng trả lời cho những tay NATO (No-Action-Talk-Only), đã không đóng góp công/của nào, lại còn miệng lưỡi ‘ủng hộ tinh thần’]. Không có gì bí mật mà phải nín thinh, hoặc câu giờ, khiến thiên hạ hiểu lầm là có tham nhũng, hoặc bao che (favoritism). Trong sinh hoạt vì dân chủ cần phải có sự công minh (transparency), nhất là trong vòng nội bộ.
- Đại-nhạc-hội-đấu-tranh-vòng-quanh-sân-cỏ
Vì dân tộc Việt Nam thích nghệ thuật âm nhạc nên hễ có ca sĩ là qui tụ đồng bào tương đối dễ dàng. Xem các biểu tượng văn nghệ trên trống đồng quốc bảo thì đủ biết. Nhưng mục tiêu tụ mọi người tới xem/nghe nhạc để làm gì? Để có sức mạnh tập thể, tạo thành lũy-lực Mỹ-Việt. Để vận động quốc hội Mỹ cho tiến trình dân-chủ-hóa, quốc-tế-hóa ViệtNam. Lực lượng đấu tranh bằng đại nhạc hội phải cần đến các tổ chức bạn biết làm quốc-tế-vận, vận động hành lang hỗ trợ. Tiềm năng của ca nhạc sĩ là thầy đời, cất tiếng ca là giáo hóa cho người nghe về bài học dân tộc, về đạo lý và trách nhiệm làm người, chứ không phải chỉ có vui cười mà quên đi sự bi thảm của đất nước.
Không có điều gì là không thể nối lại cho ngày mai, dù cho hậu quả tiêu cực đã xảy ra trong quá khứ. Định hướng ở tương lai vẫn là chất keo. Hãy xem các kết quả tranh công, giành việc và đổ thừa trong quá khứ như là một bài học kinh nghiệm (learning curve). Chúng ta tự học bài học lãnh đạo và tổ chức từ trong chính tâm, chứ không phải từ cộng-sản hay cộng-hòa trao truyền lại.
Ai cũng có thể làm chính trị được. Chính tâm sẽ sinh ra chính trị. Độc tài cộng-sản là tà trị. Chúng không mạnh. Chỉ vì chúng ta còn yếu. Vì yếu nên thấy chính trị là sợ, rồi nhường bước cho kẻ làm bậy, rồi ngồi đó than trời trách đất. Mấy tay, đời lẫn đạo, khuyên người khác không nên làm chính trị thuộc vào hai loại người: một là dốt, hai là gian.
Không có điều gì là không thể nối lại cho ngày mai, dù cho hậu quả tiêu cực đã xảy ra trong quá khứ. Định hướng ở tương lai vẫn là chất keo. Hãy xem các kết quả tranh công, giành việc và đổ thừa trong quá khứ như là một bài học kinh nghiệm (learning curve). Chúng ta tự học bài học lãnh đạo và tổ chức từ trong chính tâm, chứ không phải từ cộng-sản hay cộng-hòa trao truyền lại.
Ai cũng có thể làm chính trị được. Chính tâm sẽ sinh ra chính trị. Độc tài cộng-sản là tà trị. Chúng không mạnh. Chỉ vì chúng ta còn yếu. Vì yếu nên thấy chính trị là sợ, rồi nhường bước cho kẻ làm bậy, rồi ngồi đó than trời trách đất. Mấy tay, đời lẫn đạo, khuyên người khác không nên làm chính trị thuộc vào hai loại người: một là dốt, hai là gian.
- Tâm lý ỷ lại vào một lãnh tụ anh minh ra đời cứu thế
- TẠM KẾT LUẬN QUA MỘT VÀI QUAN SÁT
Bài luận này chưa kể hết những đặc tính tốt và tệ của cộng đồng Mỹ-Việt. Đề tài thay đổi phong thái sinh hoạt còn cần thêm nhiều quán chiếu, phản biện và đề nghị cụ thể trong tinh thần xây dựng. Vấn nạn còn rất nhiều ẩn số khác, chưa được đề cập và quan sát chi tiết như: kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp của giới làm truyền thông (báo chí, đài radio, truyền hình, diễn đàn mạng..); như giới trí thức nhập cuộc chưa đúng mức; và về thực chất của phái nam và nữ, của trẻ và già.
Tuy cá nhân người Mỹ-Việt đạt được nhiều thành tựu đáng kể so với nhiều sắc tộc thiểu số khác trên đất Mỹ, nhưng sức mạnh cộng đồng vẫn chưa được kết tụ lại một cách có tổ chức. Nhấn mạnh vào các phương pháp lãnh đạo và tổ chức để tạo nên chất keo là những bước kế đến.
Sự thống hợp thế lực của người Việt tại hải ngoại không phải chỉ có dựa vào những thành quả biểu kiến như biểu tình trước văn phòng đại diện cộng sản, hay vận động hành lang trong quốc hội Mỹ, hay các nhạc hội ngoài công viên với đủ loại mọi biểu ngữ; mà còn cần nên có những cuộc hội nghị, trao đổi ý kiến, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành phần và tổ chức XHDS của người Mỹ-Việt tại Mỹ. Chỉ dấu của kết quả thành công là sự lớn mạnh của các tổ chức XHDS trong đất nước ViệtNam, mà không cần nêu tên công cán gì của bất cứ cá nhân nào, đoàn thể nào, hay đảng phái chính trị nào ngoài xứ; mà đó là sự yểm trợ hữu hiệu của toàn dân, của tất cả mọi người chúng ta. Một lần nữa: muốn bắt thì hãy thả ra!
Cộng sản luôn bám sát vào sự thành bại của người Việt tại hải ngoại nói chung để tiếp tục bòn rút và hút tỉa chất xám cũng như chất xanh mà chúng ta đang có. Chúng tạo ra nhiều tổ chức XHDS giả hiệu dưới hình thức tôn giáo, từ thiện hoặc liên đới lợi ích để lợi dụng. Vì bản chất gian manh như thế, và cũng không tạo ra nỗi chất keo, nên mới đây một liên hội hay liên minh gì đó của người Đức-gốc-Việt đã bị nhà nước địa phương đình chỉ hoạt động. Đây là một trường hợp điển hình (case study) để người Mỹ-Việt học hỏi từ các bạn Đức-Việt.
Các loại nghị quyết 36, 37 hay sách lược 5-10-15 … gì đó (như trò chơi bịt mắt của con nít, đếm từ 5 đến 100) cũng không thể tạo nên chất keo, mặc dù hái ra tiền, vì thật sự chúng chỉ là cái kéo. Đụng đâu cắt đấy. Các bạn cũng đừng quá lo xa thành sợ hãi mà thổi phồng bờ ‘vạn-lý-trường-sa’ của Tàu ngoài biển khơi. Chưa mất nước đâu. Động trời, động đất đừng lo. Chỉ sợ động tâm. Tàu nhào vào thì đã có Mỹ nhào vô. Đám lãnh đạo Tàu-cộng chưa học được câu ca-dao thời đại mới:
Tàu-khựa xe cát Biển Đông
Dã-Tràng nên chẵng ra công cán gì!
Tuy cá nhân người Mỹ-Việt đạt được nhiều thành tựu đáng kể so với nhiều sắc tộc thiểu số khác trên đất Mỹ, nhưng sức mạnh cộng đồng vẫn chưa được kết tụ lại một cách có tổ chức. Nhấn mạnh vào các phương pháp lãnh đạo và tổ chức để tạo nên chất keo là những bước kế đến.
Sự thống hợp thế lực của người Việt tại hải ngoại không phải chỉ có dựa vào những thành quả biểu kiến như biểu tình trước văn phòng đại diện cộng sản, hay vận động hành lang trong quốc hội Mỹ, hay các nhạc hội ngoài công viên với đủ loại mọi biểu ngữ; mà còn cần nên có những cuộc hội nghị, trao đổi ý kiến, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành phần và tổ chức XHDS của người Mỹ-Việt tại Mỹ. Chỉ dấu của kết quả thành công là sự lớn mạnh của các tổ chức XHDS trong đất nước ViệtNam, mà không cần nêu tên công cán gì của bất cứ cá nhân nào, đoàn thể nào, hay đảng phái chính trị nào ngoài xứ; mà đó là sự yểm trợ hữu hiệu của toàn dân, của tất cả mọi người chúng ta. Một lần nữa: muốn bắt thì hãy thả ra!
Cộng sản luôn bám sát vào sự thành bại của người Việt tại hải ngoại nói chung để tiếp tục bòn rút và hút tỉa chất xám cũng như chất xanh mà chúng ta đang có. Chúng tạo ra nhiều tổ chức XHDS giả hiệu dưới hình thức tôn giáo, từ thiện hoặc liên đới lợi ích để lợi dụng. Vì bản chất gian manh như thế, và cũng không tạo ra nỗi chất keo, nên mới đây một liên hội hay liên minh gì đó của người Đức-gốc-Việt đã bị nhà nước địa phương đình chỉ hoạt động. Đây là một trường hợp điển hình (case study) để người Mỹ-Việt học hỏi từ các bạn Đức-Việt.
Các loại nghị quyết 36, 37 hay sách lược 5-10-15 … gì đó (như trò chơi bịt mắt của con nít, đếm từ 5 đến 100) cũng không thể tạo nên chất keo, mặc dù hái ra tiền, vì thật sự chúng chỉ là cái kéo. Đụng đâu cắt đấy. Các bạn cũng đừng quá lo xa thành sợ hãi mà thổi phồng bờ ‘vạn-lý-trường-sa’ của Tàu ngoài biển khơi. Chưa mất nước đâu. Động trời, động đất đừng lo. Chỉ sợ động tâm. Tàu nhào vào thì đã có Mỹ nhào vô. Đám lãnh đạo Tàu-cộng chưa học được câu ca-dao thời đại mới:
Tàu-khựa xe cát Biển Đông
Dã-Tràng nên chẵng ra công cán gì!
TẠM CHẤM DỨT
GHI CHÚ
Bài xã luận này là bản tóm lược của nhiều quan điểm và nhận định rút từ sách Việt-Học Là Gì? của cùng tác giả (Khúc III.1.2.3.2: Tổ Chức Xã Hội Dân Sự). Vì muốn ngắn gọn cho dễ đọc và không choán nhiều chỗ trên diễn đàn online nên tác giả đã không đề ra các cước chú (Foot notes), hậu-chú (End notes) và tài liệu tham khảo (References) một cách bài bản nghiên cứu. Xin quí bạn đọc hãy vào mục Việt-Học trong trang mạng VNSN để sưu khảo thêm các tài liệu dẫn chứng. Chân thành cảm tạ. Trương Như Thường.
۞
Vài hàng về tác giả
Trương Như Thường là bút hiệu của giáo sư Trương Bổn Tài.
Ông vừa về hưu bán phần (Xuân 2015), nên dành nhiều thời gian hơn để tiếp tục học hỏi,
nghiên cứu, bình luận, hợp tác cho một số diễn đàn và tổ chức xã hội dân sự trên thế giới.
Liên lạc: truongnthuong@gmail.com hoặc (408) 394-0006.
۞
Vài hàng về tác giả
Trương Như Thường là bút hiệu của giáo sư Trương Bổn Tài.
Ông vừa về hưu bán phần (Xuân 2015), nên dành nhiều thời gian hơn để tiếp tục học hỏi,
nghiên cứu, bình luận, hợp tác cho một số diễn đàn và tổ chức xã hội dân sự trên thế giới.
Liên lạc: truongnthuong@gmail.com hoặc (408) 394-0006.
Nguồn: VN-Share-News
0 comments:
Post a Comment